PPP là gì? Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là gì?

PPP là gì? Hình thức đầu tư đối tác công tư PPP là một trong những hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay. PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

PPP là gì?

PPP là gì?

Khái niệm về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP(theo khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020).

Theo đó, dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:

  • Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
  • Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
  • Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.

CCPL: Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.

Ưu nhược điểm của hình thức đầu tư PPP

Hình thức đầu tư nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, hình thức đối tác công tư (PPP) cũng vậy. Xét về bản chất pháp lý thì có thể thấy ưu điểm và nhược điểm của hình thức đầu tư PPP như sau:

Ưu điểm

  • Thúc đẩy hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị và quản lý các dự án.
  • Đảm bảo đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
  • Có khả năng tiếp cận với công nghệ mới nhất (bao gồm cả phần mềm và phần cứng) và dễ dàng nắm bắt chúng.
  • Giảm thiểu gánh nặng chi phí về thiết kế và xây dựng bởi mô hình PPP có thể sẽ không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức.

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Nhược điểm

  • Rủi ro cao do khả năng của một trong các bên tham gia dự án không đáp ứng vì hạn chế kỹ thuật hoặc trình độ năng lực không đủ.
  • Dự án PPP có thể cao hơn so với dự án bình thường, trừ khi chi phí bổ sung được bù đắp bằng hiệu quả tăng trưởng của dự án.
  • Các thay đổi liên quan đến quản lý, kiểm soát tài sản cơ sở hạ tầng có thể không đủ để cải thiện hiệu quả kinh tế của nó, ngoại trừ khả năng các điều kiện cần thiết khác được đáp ứng. Những điều kiện đó sẽ bao gồm: quản lý cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính hay các hoạt động liên quan đến môi trường.
  • Hiệu quả quản lý kém, không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công của dự án.
  • Các bộ tham gia dự án không được đào tạo bài bản cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm về PPP.
  • Nguồn vốn đầu tư công hạn chế dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn vào các dự án.

Mô hình PPP tại Việt Nam

Theo Điều 45 Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, các hình thức hợp đồng đối tác công tư gồm:

  • Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Build – Operate – Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (Build – Transfer – Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;
  • Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (Build – Own – Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng
  • Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (Operate – Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (Build – Transfer – Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;
  • Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (Build – Lease – Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT), là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước

Các mô hình PPP tại Việt Nam

Các mô hình PPP tại Việt Nam

Tư vấn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

  • Luật sư tư vấn các hình thức ppp phổ biến tại Việt Nam
  • Luật sư tư vấn về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
  • Luật sư tư vấn pháp lý dự án PPP
  • Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác công tư PPP

>>> Xem thêm: Dự án đầu tư là gì? Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng uy tín

Như vậy, bài viết trên đây của Luật L24H phần nào cung cấp cho Quý khách hàng những vấn đề pháp lý cơ bản về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Nếu còn khó khăn, thắc mắc liên quan hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline  1900633716 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716