Dự án đầu tư là gì? Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng uy tín

Tìm hiểu quy định về Dự án đầu tư, dịch vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng là dịch vụ luật sư Luật L24H hỗ trợ khách hàng đạt được mong muốn trong xây dựng dự án đầu tư từ góc độ pháp lý. Có nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kiến trúc hạ tầng, chi phí, cách quản lý, triển khai,… Nghĩa vụ của Luật L24H là tư vấn cho bạn đọc hướng đi đúng đắn nhất. Để đạt được mong muốn đó, hiệu quả, hãy cùng tham khảo bài viết sau:

Dự án đầu tư là gì

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Trong đó, theo khoản 5, 6 và 7 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về các loại dự án đầu tư như sau:

  • Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
  • Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
  • Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Dự án đầu tư bao gồm mấy loại?

Phân loại theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
  • Dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp.

Phân loại theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư:

  • Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Dự án PPP (Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư);
  • Dự án sử dụng vốn khác.
  • Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư bao gồm mấy loại

Dự án đầu tư bao gồm mấy loại?

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo Điều 44 Luật Đầu tư 2020 như sau:

  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. 

Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

  • Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
  • Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa quy định, trừ các dự án đầu tư sau đây:

Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;

Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.

Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng

  • Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án.
  • Có phương án công nghệ và thiết kế xây dựng phù hợp.
  • Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
  • Tuân thủ quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020.

Đặc điểm của dự án đầu tư

Mục tiêu rõ ràng

Bất kể lĩnh vực, thời gian, chi phí thực hiện dự án,… thì dự án đó đều phải có mục đích, mục tiêu rõ ràng và cụ thể.

Người thực hiện dự án phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.

Thời gian tồn tại hữu hạn

Dù thời gian thực hiện dự án dài hay ngắn thì chúng đều hữu hạn. Cụ thể hơn:

  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn không quá 70 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 44 Luật Đầu tư 2020.

Có thể chuyển nhượng

Dự án có thể được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Dự án đầu tư hoặc phần chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động;
  • Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật đầu tư 2020;
  • Điều kiện theo quy định pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Điều kiện theo quy định pháp luật về nhà ở, về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;
  • Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khi chuyển nhượng dự án, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

Cơ sở pháp lý: Điều 46 Luật Đầu tư 2020.

Có thể chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác

Có thể chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác?

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đối với các dự án đầu tư thuộc diện xin chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm có những bước cơ bản như sau:
  1. Bước 1: Nhà đầu tư cần xác định dự án đầu tư của mình có thuộc diện phải làm thủ tục xin chấp thuận chủ trương theo các Điều 30,31,32, Luật Đầu tư 2020 hay không.
  2. Bước 2: Trường hợp dự án thuộc diện phải xin chấp thuận, Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đã được nêu ở trên.
  3. Bước 3: Sau khi dự án đã được chấp thuận chủ trương, Nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư
  4. Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận của  nhà đầu tư, cơ quan đăng ký dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm có những bước cơ bản như sau:
  1. Bước 1: Nhà đầu tư xác định các dự án đầu tư của công ty không cần phải xin chủ trương đầu tư theo quy định Luật đầu tư;
  2. Bước 2: Trước khi muốn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần chuẩn bị 1 hồ sơ đầy đủ đã được nêu ở trên;
  3. Bước 3: Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký;
  4. Bước 4: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ thì Cơ quan đăng ký dự án đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp từ chối nhà đầu tư thì cần phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do..

hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Hướng dẫn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Dịch vụ tư vấn dự án đầu tư xây dựng

  • Tư vấn các quy định pháp luật có liên quan: giai đoạn trong trình tự triển khai dự án; lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng; thủ tục thẩm định dự án, điều chỉnh dự án; xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Luật sư tư vấn giúp khách hàng lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất đảm bảo chiến lược kinh doanh và đáp ứng các quy định pháp luật;
  • Soạn thảo hồ sơ cần thiết;
  • Nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết hồ sơ;
  • Bàn giao công việc cho khách hàng.

Những vấn đề có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng đã được đề cập đến qua bài viết trên. Tuy nhiên, để đảm bảo phương án đầu tư được sử dụng là thích hợp nhất, chúng ta vẫn cần lắng nghe ý kiến từ những người có chuyên môn. Đội ngũ Luật sư chuyên về tư vấn luật xây dựng, dự án xây dựng đầu tư của Luật L24H chúng tôi có thể phục vụ bạn. Hãy nhấc máy và gọi đến Tổng đài chúng tôi qua Số 1900.633.716 để được tư vấn hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (41 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716