Phạm tội chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả tiền có bị truy cứu không đang là một câu hỏi đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm bởi các quý bạn đọc. Đây được xem là hình thức phạm tội phổ biến hiện nay. Lợi dụng tín nhiệm của người khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tiền bạc gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng đến người bị hại. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến truy cứu hình sự tội chiếm đoạt tài sản.
Hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả tiền có đi tù không
Các hành vi chiếm đoạt tài sản bị truy cứu hình sự
Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hành vi chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu theo một trong các tội sau:
- Tội cướp tài sản (Điều 168);
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
- Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
- Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
- Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
- Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
Các hành vi chiếm đoạt tài sản
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Phạm tội do lạc hậu;
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Trả lại tiền chiếm đoạt rồi có bị truy cứu hình sự không?
Truy cứu hình sự khi đã trả tiền cho bị hại
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đối với các tội phạm chiếm đoạt tài sản thì ngay tại thời điểm chiếm đoạt được tài sản của người khác đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc trả lại tiền đã chiếm đoạt được xem là việc người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 thì được xem là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự.
Đồng thời, theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) thì các tội chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy dù người bị hại sau khi nhận lại tài sản có rút đơn tố giác thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm.
Một số câu hỏi liên quan hành vi chiếm đoạt tài sản
Bị hại có đơn bãi nại thì có khởi tố người có hành vi chiếm đoạt tài sản không?
Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021:
- Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Các tội chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, dù bị đơn có đơn bãi nại thì vẫn bị khởi tố bình thường.
Bị hại không yêu cầu trả lại số tiền bị chiếm đoạt thì xử lý thế nào
Theo quy định tại Điều 3 Công văn 233/TANDTC-PC năm 2019:
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
- Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.”
Như vậy tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép thì không thuộc trường hợp tịch thu sung vào ngân sách nhà nước mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản
Như vậy, trong trường hợp tại phiên tòa dù đã được Hội đồng xét xử giải thích quyền được đòi lại tài sản bị chiếm đoạt, yêu cầu bồi thường nhưng bị hại có ý kiến không yêu cầu bị cáo phải trả lại tài sản đó và cũng không yêu cầu bị cáo phải bồi thường thì Tòa án không tuyên tịch thu tài sản đó mà ghi nhận ý kiến của bị hại trong bản án.
Luật sư bào chữa cho tội phạm chiếm đoạt tài sản
- Tư vấn về tội phạm chiếm đoạt tài sản;
- Tư vấn cách xin giảm nhẹ hình phạt tội phạm chiếm đoạt tài sản;
- Luật sư tham gia bào chữa trong quá trình xét xử;
- Tham gia tranh tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
- Tư vấn trình tự, thủ tục tiến hành xét xử.
Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp thông tin cho quý bạn đọc về việc phạm tội chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả tiền thì vẫn có truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc nắm rõ các quy định pháp luật là rất quan trọng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chính mình. Nếu còn bất kì câu hỏi, vấn đề liên quan cần được luật sư tư vấn hình sự giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được Luật sư Hình sự hỗ trợ giải đáp chi tiết và hiệu quả. Xin cảm ơn!