Người dưới 18 tuổi đánh nhau gây thương tích, ai có phải bồi thường?

Người dưới 18 tuổi đánh nhau gây thương tích, ai có phải bồi thường? Mặc dù trẻ vị thành niên có thể có sự miễn trừ hoặc hạn chế về trách nhiệm pháp lý. Nhưng trong một số trường hợp cố ý gây thương tích nghiêm trọng hoặc nếu được cho là có đủ khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi, người dưới 18 tuổi vẫn có thể chịu trách nhiệm liên quan.

Người dưới 18 tuổi gây thương tích

Người dưới 18 tuổi gây thương tích

Đánh nhau gây thương tích người khác bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác không thuộc các trường hợp đặc biệt và tỷ lệ thương tích dưới 11%, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, mức phạt hành chính với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng.

Truy cứu hình sự

Theo quy định tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy,căn cứ quy định trên, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạm tội cố ý gây thương tích:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất côn đồ…

Theo quy định, khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.Tuy nhiên, với các trường hợp tăng nặng, tùy vào mức độ thương tích của người bị hại cũng như tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị áp dụng mức án nặng hơn. Theo quy định, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc thậm chí án tù chung thân.

>> Tham khảo thêm: Tội cố ý gây thương tích có tổ chức bị xử lý như thế nào?

Người dưới 18 tuổi đánh người khác sẽ bị xử phạt như thế nào

Mức hình phạt cho người vị thành niên

Mức hình phạt cho người vị thành niên

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi,bổ sung 2017

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm, trừ những tội phạm có quy định khác trong Bộ luật này.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, như được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 trong Bộ luật Hình sự.

Theo quy định của pháp luật, việc truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự,

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm có quy định khác trong Bộ luật này.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, với khung hình phạt cao nhất từ 7 đến 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, với khung hình phạt cao nhất từ 15 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Do đó, người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự tương ứng với tội phạm mà họ phạm phải, tuỳ thuộc vào độ tuổi và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Người dưới 18 tuổi gây thương tích người khác ai bồi thường?

Căn cứ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại điều 586 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
  • Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
  • Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Vậy theo quy định trên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người dưới 18 tuổi như sau:

  • Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
  • Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình
  • Người dưới 18 tuổi nếu được giám hộ thì người giám hộ lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người giám hộ không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, trừ trường hợp người giám hộ chứng minh rằng không phải lỗi trong việc giám hộ

Tư vấn người dưới 18 tuổi đánh nhau gây thương tích

  • Tư về Hành vi có vi phạm pháp luật, có cấu thành tội phạm hay không? Chế tài áp dụng là gì? Mức khung hình phạt; Điều kiện hưởng sự khoan hồng của pháp luật; Giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt; Mức độ nguy hiểm của tội danh; Bồi thường;
  • Tư vấn, hỗ trợ văn bản liên quan đến thời gian bị tạm giam, tạm giữ;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng hình sự;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền/người bảo vệ quyền lợi trong các vụ án hình sự.

Luật sư tư vấn hành vi gây thương tích

Luật sư tư vấn hành vi gây thường tích

Qua bài viết này bạn đọc đã có thể hiệu thêm quy định của pháp luật về vấn đề người 18 tuổi đánh nhau gây thương tích, ai bồi thường. Nếu bạn bị liên quan vấn đề liên quan xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng để bảo vệ lợi ích của mình hoặc có thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn kỹ hơn, vui lòng liên hệ với luật sư dân sự qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 5 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716