Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới nhất năm 2024

Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức trợ cấp mà người lao động được hưởng khi gặp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trong lúc làm việc. Việc nắm rõ quy định về mức bồi thường giúp người lao động có được quyền lợi xứng đáng khi gặp phải những rủi ro trong quá trình làm việc, Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cũng như những trách nhiệm liên quan của các bên trong quá trình giải quyết vấn đề bồi thường.

Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các trường hợp người lao động được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH.
  • Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

Nguyên tắc bồi thường khi bị tai nạn trong lúc làm việc

  • Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
  • Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
  1. Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
  2. Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

Nguyên tắc bồi thường khi bị tai nạn trong lúc làm việc

Nguyên tắc bồi thường khi bị tai nạn trong lúc làm việc

Cách tính mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính như sau:

  • Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

  • Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
  • 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
  • a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
  • Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
  • Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
  • Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường khi không hoàn toàn do lỗi người lao động;.
  • Giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;.
  • Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
  • Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
  • Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục giám định thương tật tai nạn lao động lần đầu

Luật sư tư vấn khởi kiện bồi thường tai nạn lao động

  • Phân biệt tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  • Tư vấn về điều kiện được bồi thường tai nạn lao động;
  • Tư vấn mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Tư vấn thủ tục hưởng bồi thường tai nạn lao động cho người lao động;
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xin bồi thường tai nạn lao động;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo đó, đây là khoản tiền bồi thường để đền bù cho người lao động khi gặp tai nạn trong quá trình làm việc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật lao động qua hotline 1900633716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716