Trợ cấp người lao động chết do tai nạn có phải di sản thừa kế

Trợ cấp người lao động chết do tai nạn có phải di sản thừa kế là trường hợp được hưởng bảo hiểm về chế độ tử tuất và thắc mắc khoản bồi thường trên có phải là chia thừa thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự không. Để lý giải vấn đề trên, Tôi xin gửi đến bài viết về điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động, các khoản tiền được chi trả. Qua đó, từng bước lý giải thắc mắc của Quý bạn đọc về vấn đề trên.

Trợ cấp người lao động chết do tai nạn

Trợ cấp người lao động chết do tai nạn

Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
  • Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
  • Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
  • Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Bị tai nạn trong các trường hợp sau đây: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (trường hợp này yêu cầu văn bản theo yêu cầu từ đơn vị); Trên tuyến đường đi từ nơi làm về nhà và về từ nhà đến nơi làm việc. Việc di chuyển phải được thực hiện trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên bị tai nạn.

Tuy nhiên, người lao động sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Bị tai nạn do mâu thuẫn giữa người bị tai nạn lao động và người gây ra tai nạn, không liên quan đến việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động theo quy định.
  • Người lao động cố tình, cố ý hủy hoại bản thân.
  • Do người lao động sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 40, Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Điều kiện hưởng bảo hiểm

Điều kiện hưởng bảo hiểm

Chết do tai nạn lao động được hưởng những khoản nào?

Người sử dụng lao động chi trả

Khi cá nhân chết do tai nạn lao động, người sử dụng lao động sẽ phải chi trả các khoản tiền sau:

  • Bồi thường cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người lao động này gây ra với mức ít nhất 30 tháng tiền lương.
  • Trợ cấp cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động mà do lỗi của chính người lao động gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương (40% của 30 tháng tiền lương).

Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Bảo hiểm xã hội chi trả

Trợ cấp mai táng:

Nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người thân của người lao động sẽ được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động bị chết. Các trường hợp này bao gồm:

  • Người lao động là công dân Việt Nam thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng đủ từ 12 tháng trở lên;
  • Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

Trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần:

  • Thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động đáp ứng đủ điều kiện luật định được hưởng tiền tuất hàng tháng: 50% mức lương cơ sở, trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
  • Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Cơ sở pháp lý: Điều 66, Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trợ cấp người lao động chết do tai nạn lao động có được xem là di sản thừa kế không?

Theo quy định hiện nay, chỉ có một trường hợp duy nhất tiền tử tuất được coi là di sản thừa kế. Trường hợp đó hiện đang được quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Theo đó, khi người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng hoặc thành viên khác mà người lao động có nghĩa vụ nuôi dưỡng) thì tiền trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định về thừa kế.

Với các trường hợp khác, tiền tử tuất là khoản tiền bảo hiểm xã hội chi trả cho thân nhân của người lao động khi người này chết hoặc khoản tiền hỗ trợ chi phí mai táng cho người thực hiện mai táng người lao động chết.

Trong khi đó, di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết hoặc là phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015.

Từ những phân tích trên có thể thấy, di sản thừa kế phải là tài sản do người chết để lại (là toàn bộ tài sản riêng của người chết hoặc là phần tài sản của người đó trong tài sản chung với người khác).

Còn tiền từ các khoản trợ cấp khi người lao động chết là khoản tiền do bảo hiểm xã hội chi trả cho người thân của người lao động nên không thể coi đây là tài sản riêng của người lao động đã chết được. Vì thế nó không phải là di sản thừa kế.

Như vậy, chỉ có trường hợp người lao động không còn ai là người thân theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì tiền tuất một lần mới được xem là di sản và chia theo quy định về thừa kế. Các trường hợp khác thì tiền tuất không phải di sản thừa kế.

>>>Xem thêm: Trợ cấp tuất là gì?

Luật sư tư vấn trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn

  • Tư vấn về điều kiện được bồi thường tai nạn lao động;
  • Tư vấn mức bồi thường tai nạn lao động;
  • Tư vấn thủ tục hưởng bồi thường tai nạn lao động cho người lao động;
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xin bồi thường tai nạn lao động;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động bị tai nạn lao động.

Luật sư lao động tư vấn

Luật sư lao động tư vấn

Như vậy, bài viết tôi đã lý giải thắc mắc về vấn đề trợ cấp người lao động chết do tai nạn có phải di sản thừa kế. Qua bài viết trên, Quý bạn đọc cũng phần nào hiểu được các vấn đề pháp lý có liên quan như điều kiện được hưởng bảo hiểm, các khoản tiền được hưởng, tư vấn luật lao đông, tư vấn thừa kế… hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,840 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716