Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên một cách hợp pháp, hạn chế rủi ro tranh chấp sau này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đầy đủ, chi tiết, giúp bạn hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng và chính xác.
Quy định về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng nhà đất
Quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất
Tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Trường hợp người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013.
Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
- Thứ nhất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thứ hai, trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
- Thứ ba, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định về hồ sơ công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Dự thảo hợp đồng tặng cho;
- Bản sao giấy tờ tùy thân;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:
Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
- Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật.
Sau khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, các bên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai căn cứ theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013:
Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
Khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho.
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Mẫu hợp đồng
>> Tải mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng nhà đất : TẠI ĐÂY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (1)
(Số: ……………./HĐTCTSGLĐ)
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……., Tại ……………………………………………… Chúng tôi gồm có:
BÊN TẶNG CHO (BÊN A): (2)
- a) Trường hợp là cá nhân:
Ông/bà: …………………………………………………………………Năm sinh:………………
CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ……………………………
Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………
Là chủ sở hữu bất động sản: ………………………………………………………………………
- b) Trường hợp là đồng chủ sở hữu:
Ông/bà: ………………………………………………………………………Năm sinh:…………
CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ……………………………
Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………………
Và
Ông/bà: ………………………………………………………………………Năm sinh:…………
CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ………………………………
Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………..
Là chủ sở hữu bất động sản: ………………………………………………………………………..
Các chứng từ sở hữu và tham khảo về bất động sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên B gồm có:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO (BÊN B): (3)
Ông/bà: ………………………………………………………………………Năm sinh:…………
CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: …………………………….
Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………………………………………………………………………
Và
Ông/bà: ………………………………………………………………………Năm sinh:…………
CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: ……………………………
Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………..
Hai bên đồng ý thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
1.1. Quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo …………….………………………….. ,cụ thể như sau:
– Thửa đất số: ……………………………………………………………………………………..
– Tờ bản đồ số: ……………………………………………………………………………………
– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………………
– Diện tích: …………………………. m2 (Bằng chữ: …………………………………………)
– Hình thức sử dụng:
+ Sử dụng riêng: ……………………………………………………………………………. m2
+ Sử dụng chung: …………………………………………………………………………..
– Mục đích sử dụng:……………………………………………………………………………..
– Thời hạn sử dụng:……………………………………………………………………………..
– Nguồn gốc sử dụng:…………………………………………………………………………..
Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): …………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1.2. Tài sản gắn liền với đất là: ……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản có: ……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
1.3. Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu trên là …………………………………….đồng (Bằng chữ: ………………………….. ĐVN)
ĐIỀU 3: VIỆC ĐĂNG KÝ TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ LỆ PHÍ
3.1. Việc đăng ký tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên A chịu trách nhiệm thực hiện.
3.2. Lệ phí liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do bên A chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 4: VIỆC GIAO VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
4.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên B vào thời điểm …………………………………………………………………………………..
4.2. Bên B có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, LỆ PHÍ
Thuế, lệ phí liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do bên ……………………….. chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1. Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và tài sản gắn liền với đất như đã thoả thuận;
4.2. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho bên được tặng cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
5.2. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất, tài sản gắn liền với đất được tặng cho;
5.3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
ĐIỀU 6: QUYỀN CỦA BÊN B
6.1. Yêu cầu bên A giao đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và tài sản gắn liền với đất như đã thoả thuận;
6.2. Được sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;
6.3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
8.1. Bên A cam đoan:
- a) Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
- b) Thửa đất thuộc trường hợp được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- c) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
– Thửa đất và tài sản gắn liền với đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- d) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- e) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
8.2. Bên B cam đoan:
- a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
- b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- d) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
9.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.
9.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
9.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
BÊN TẶNG CHO (Bên A) BÊN ĐƯỢC TẶNG CHO (Bên B)
(Ký/ điểm chỉ, ghi rõ họ tên) (Ký/ điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày …….. tháng …….. năm …….. , tại: ………………………………………………………………
Tôi ………………………………………………………., Công chứng viên phòng Công chứng ……………..
số …………. tỉnh (thành phố) ……………………………………………………………..
CÔNG CHỨNG:
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được giao kết giữa bên A là ………………………………… và bên B là ………………………………………..; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;
– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– …………………………………………………………………………………………………………………………………………
– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), giao cho:
+ Bên A …… bản chính;
+ Bên B ……. bản chính;
Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.
CÔNG CHỨNG VIÊN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
- (1) Hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013;
- (2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện được quy định tại Điều 192 Luật đất đai năm 2013;
- (3) Trường hợp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 191 Luật đất đai năm 2013.
Hướng dẫn soạn hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- “Ông (Bà)”: Ghi rõ họ và tên bằng chữ in hoa đủ dấu;
- “Năm sinh”: Ghi ngày/tháng/năm sinh xác định theo dương lịch, ghi đủ 02 chữ số cho ngày sinh, tháng sinh và 04 chữ số cho năm sinh;
- “Chứng minh nhân dân số”: Ghi đầy đủ số trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước và ghi rõ cơ quan cấp, ngày được cấp ở mặt sau của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước;
- “Địa chỉ thường trú”, “Địa chỉ tạm trú”: Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
- “Điện thoại”: Ghi đầy đủ số điện thoại liên hệ
Mục [3]:
- “Thửa đất số”, “Tờ bản đồ số”, “Địa chỉ thửa đất”, “Hình thức sử dụng”, “Mục đích sử dụng”, “Thời hạn sử dụng”, “Nguồn gốc sử dụng”, “Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có)”: Các thông tin này đã có trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất điền các thông tin tương ứng vào hợp đồng.
- “Diện tích”: Ghi rõ diện tích đất mà bên tặng cho tặng cho bên nhận tặng cho
>>> Xem thêm: Mẫu giấy cho tặng đất chưa có sổ đỏ
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?
Về hình thức
Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015 quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Tại Điều 459 BLDS năm 2015 quy định tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Tại khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014 quy định văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Do đó, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (QSDĐ) pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ). Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động QSDĐ; VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục và hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
Về nội dung
Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 thì nội dung của giao dịch dân sự phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Không vi phạm điều cấm của luật
- Không trái với đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015015 quy định cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thỏa mãn điều kiện:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự). Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).
- Năng lực pháp luật dân sự.
Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.
Năng lực pháp luật dân sự cá nhân bao gồm:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Luật sư tư vấn về tặng cho quyền sử dụng đất
- Tư vấn quy định pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Tư vấn hình thức giải quyết khi hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có tranh chấp
- Tư vấn trình tự, thủ tục hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Tư vấn nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Tư vấn việc bổ sung các tài liệu của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Hỗ trợ trong quá trình soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Thay mặt khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại các cơ quan có thẩm quyền;
- Soạn thảo hồ sơ tố tụng cần thiết liên quan.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Cách hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng
Luật sư tư vấn tặng cho quyền sử dụng đất
Để hợp đồng tặng cho có hiệu lực thì các chủ thể cần phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Bài viết trên sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp được các quy định mà pháp luật đề ra. Nếu Quý bạn đọc còn băn khoăn gì cần luật sư đất đai tư vấn thủ tục cha mẹ cho tặng đất cho con, anh em ruột cho tăng nhà đất xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900.633716 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất. Xin cảm ơn!