Luật sư bào chữa thay đổi tội danh từ Giết người sang Cố ý gây thương tích

Luật sư bào chữa thay đổi tội danh từ Giết người sang Cố ý gây thương tích giúp người phạm tội giảm nhẹ mức hình phạt, tránh các trường hợp bị oan sai, chịu mức hình phạt quá nặng so với hành vi phạm tội. Bởi lẽ, trong các tội phạm hình sự, tội giết người được xem là tội phạm nguy hiểm và có hình phạt nghiêm khắc nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc rõ hơn về vai trò luật sư tham gia bào chữa cho chủ đề này.

Bào chữa thay đổi tội danh giết người sang cố ý gây thương tích

Bào chữa thay đổi tội danh giết người sang cố ý gây thương tích

Khung hình phạt của tội giết người và tội cố ý gây thương tích

Đối với tội giết người

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội giết người tùy theo mức độ phức tạp mà người phạm tội sẽ chịu các khung hình phạt khác nhau:

Thứ nhất, phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Giết 02 người trở lên;
  • Giết người dưới 16 tuổi;
  • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
  • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
  • Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
  • Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
  • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
  • Thuê giết người hoặc giết người thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Vì động cơ đê hèn.

Thứ hai, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội giết người không thuộc các trường hợp nêu trên.

Ngoài ra, người phạm tội giết người còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo bị truy tố về tội giết người

Đối với tội cố ý gây thương tích

Người có hành cố ý gây thương tích cho người khác hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại  khoản 22 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017):

Thứ nhất, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Thứ hai, phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp thứ nhất.

Thứ ba, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp thứ nhất.

Thứ tư, phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Thứ năm, phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp thứ nhất.

Thứ sáu, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Như vậy, tùy thuộc vào phạm vi tội phạm và mức độ nguy hiểm của tội phạm, mà người phạm tội cố ý gây thương tích sẽ chịu các mức xử phạt hình sự khác nhau theo đúng quy định pháp luật.

hành vi cố ý gây thương tích

Hành vi cố ý gây thương tích

>>> Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ trong tội cố ý gây thương tích, thủ tục xin giảm nhẹ

Định hướng bào chữa thay đổi tội danh từ giết người sang cố ý gây thương tích

Trước tiên, để xác định rõ được việc thay đổi tội danh từ giết người sang cố ý gây thương tích thì cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành của hai tội phạm này như sau:

Đối với tội giết người:

Mặt khách quan: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Theo đó:

  • Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
  • Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
  • Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người
  • Hậu quả là tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác

Mặt chủ quan:

  • Xét về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp
  • Mục đích nhằm tước đoạt mạng sống của người khác

Khách thể: tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ

Chủ thể: người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Đối với tội cố ý gây thương tích:

Mặt khách quan:

  • Đây là hành vi tác động trái phép đến thân thể của người khác. Tuy nhiên, đối với các trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe của người khác trong giới hạn phòng vệ chính đáng, các tình thế cấp thiết, trường hợp cần sử dụng vũ lực trong giới hạn cần thiết để thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại do thực hiện chức năng nghề nghiệp thì không được xem là xâm phạm trái phép đến thân thể người khác.
  • Hậu quả của tội này thể hiện ở các thương tích, tổn hại về sức khỏe của người bị hại. Mức độ thiệt hại về sức khỏe có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội và định khung hình phạt. Để cấu thành tội phạm thì tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, một số trường hợp vẫn cấu thành tội mặc dù tỷ lệ tổn thương dưới 11% bao gồm các quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích cho người khác.

Mặt chủ quan:

  • Xét về lỗi; Hành vi của người phạm tội phải thực hiện do lỗi cố ý.
  • Người thực hiện hành vi hoàn toàn nhận thức được hoạt động của mình là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, biết được hành vi của mình có thể gây thương tích và tổn hại đến sức khỏe của người khác nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra, hoặc tuy người phạm tội không muốn nhưng vẫn cố ý để mặc cho hậu quả xảy ra.

Khách thể:

  • Tội cố ý gây thương tích xâm phạm đến quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người khác.
  • Đối tượng tác động của hành vi này chính là thân thể của người bị hại.

Chủ thể: người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Từ nội dung được làm rõ về yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người và tội cố ý gây thương tích trên. Khi có các căn cứ để đề nghị thay đổi tội danh, Luật sư bào chữa thay đổi tội danh từ giết người sang cố ý gây thương tích theo các hướng như sau:

Thứ nhất, chứng minh hành vi phạm tội không đủ yếu tố cấu thành tội phạm giết người: Luật sư khai thác các tình tiết vụ án, lời khai của đương sự và người làm chứng có lợi cho thân chủ.

Luật sư chứng minh chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm giết người như:

  • Hành vi của người phạm tội không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho nạn nhân tử vong. Nạn nhân tử vong vì lý do khác;
  • Lời khai của người làm chứng, bị hại, hồ sơ vụ án không đủ để chứng minh hành vi phạm tội giết người;
  • Người phạm tội không mong muốn giết người.

Thứ hai, phân tích những sai lầm trong việc xác định tội danh giết người trong kết luận điều tra,  bản cáo trạng, đồng thời đề nghị rõ hành vi của thân chủ chỉ cấu thành tội cố ý gây thương tích. Cùng với việc phân tích các tình tiết của người phạm tội để chứng minh các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích của người phạm tội.

Như vậy, tùy thuộc vào từng tình tiết vụ án cụ thể, mà luật sư có các định hướng bào chữa khác nhau. Tuy nhiên, quan trọng phải cần làm rõ về cấu thành tội phạm của 2 tội danh cũng như cần thêm các chứng cứ thì Luật sư sẽ giúp thân chủ thay đổi từ tội danh giết người sang cố ý gây thương tích giúp giảm nhẹ hình phạt hơn.

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa cho bị cáo bị truy tố về tội giết người

Vai trò của luật sư bào chữa khi đề nghị thay đổi tội danh

Khi tham gia vào vụ án hình sự, luật sư với vai trò tư vấn, bào chữa Luật sư sẽ tìm cách đề nghị chuyển đổi tội danh cho thân chủ theo hướng có mức xử phạt hình sự nhẹ hơn và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hình sư.

Luật sư bằng cách tư vấn các quy định pháp luật hình sự để giúp cho người phạm tội và thân nhân của người phạm tội hiểu rõ về quyền lợi hợp pháp của mình, từ đó có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất.

Luật sư với sự am hiểu các quy định pháp luật sẽ đảm bảo cho thân chủ tránh các trường hợp bị oan sai, không chịu các hình phạt quá nặng so với hành vi phạm tội, và được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Từ đó, góp phần xác định sự thật của vụ án, bảo đảm các chứng cứ của vụ án được thu thập, kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, chính xác. Đồng thời, luật sư cũng giúp hạn chế các sai sót hoặc vi phạm của các cơ quan tham gia tố tụng.

Vì vậy, việc luật sư tham gia vụ án hình sự càng sớm càng tốt, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, tránh nhục hình, tránh ép cung, dụ cung hoặc khai báo bất lợi cho người phạm tội, tránh làm oan sai cho người vô tội.

Chi phí Luật sư bào chữa xin giảm nhẹ hình phạt theo hướng chuyển tội danh

Phí thuê luật sư bào chữa xin giảm nhẹ hình phạt theo hướng chuyển đổi tội danh trong các vụ án hình sự sẽ không cố định, không rõ ràng vì tính chất nhạy cảm của vụ án. Tùy vào từng trường hợp cụ thể và tính chất phức tạp của mỗi vụ việc mà phí dịch vụ luật sư sẽ khác nhau.

Chi phí thuê Luật sư sẽ được các bên thỏa thuận và thống nhất trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa vào tính chất vụ việc và khả năng của khách hàng. Tuy nhiên, về thù lao của Luật sư trong các vụ án hình sự cũng đã được quy định khá rõ trong pháp luật. Cụ thể tại Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự như sau:

  • Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
  • Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.
  • Khuyến khích văn phòng luật sư, công ty luật miễn, giảm thù lao luật sư cho những người nghèo, đối tượng chính sách.
  • Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.

Như vậy, mức cao nhất theo thỏa thuận với khách hàng cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 x 1.800.000 = 540.000 đồng.

Trên đây là Mức thù lao của luật sư trong vụ án hình sự theo thỏa thuận với khách hàng. Chi phí thuê Luật sư hình sự không chỉ đảm bảo theo quy định của pháp luật mà còn đảm bảo vào điều kiện hoàn cảnh của khách hàng.

Bởi vì chi phí luật sư bào chữa sẽ còn tuỳ vào diễn biến và các tình tiết vụ án sự việc, luật sư đưa ra mức chi phí cụ thể nên Quý khách hàng có nhu cầu cần phải gặp trực tiếp với luật sư Luật L24H để có thể trao đổi và đánh giá tính phức tạp của vụ việc mới có thể đưa ra được mức phí cụ thể phù hợp

Dịch vụ Luật sư bào chữa thay đổi tội danh

Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa thay đổi tội danh trong vụ án hình sự bao gồm:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thay đổi tội danh;
  • Tiếp nhận thông tin vụ án, đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn cho thân chủ;
  • Thu thập, cung cấp các tài liệu chứng cứ, chứng minh các tình tiết giúp thân chủ được chuyển sang tội danh nhẹ hơn;
  • Hỗ trợ, trực tiếp soạn thảo các văn bản, đơn từ đề nghị thay đổi tội danh cho thân chủ;
  • Trực tiếp gặp người phạm tội đang bị tạm giam để dễ dàng nắm bắt tình hình cho việc bào chữa thay đổi tội danh;
  • Tham gia tranh tụng, bào chữa, đưa ra những nhận định pháp lý và bằng chứng tại phiên tòa hình sự giúp thân chủ được thay đổi sang tội danh nhẹ hơn;
  • Các vấn đề pháp lý phát sinh khác.

Dựa trên các nội dung dịch vụ luật sư bào chữa cung cấp, Luật L24H luôn đảm bảo quyền và lợi ích của thân chủ một cách tối ưu nhất.

Dịch vụ luật sư bào chữa thay đổi tội danh

Dịch vụ luật sư bào chữa thay đổi tội danh

Luật sư là người am hiểu pháp luật, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho người bị buộc tội về tội giết người được thay đổi tội danh sang tội cố ý gây thương tích khi có đầy đủ các chứng cứ chứng minh theo đúng quy định pháp luật. Trên đây là bài viết về dịch vụ luật sư bào chữa thay đổi tội danh từ giết người sang tội cố ý gây thương tích. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa, vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900.633.716 để được Luật sư hình sự tư vấn hỗ trợ.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716