Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty

Tranh chấp giữa các thành viên trong công ty là câu chuyện khó lòng tránh khỏi trong hầu hết các loại hình doanh nghiệp như: Công ty TNHH 1 thành viên hoặc nhiều thành viên; công ty cổ phần,… Quan trọng hơn nữa, thực trạng giải quyết cũng gặp nhiều trở ngại trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp như: trọng tài thương mại, tòa án hay hòa giải,… Dưới đây là những thông tin Luật 24H cung cấp hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc xử lý các loại tranh chấp này.

tranh chấp giữa các thành viên trong công ty

Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty

Tranh chấp giữa các thành viên nội bộ công ty phát sinh từ đâu?

  • Từ trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty
  • Từ việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc từ việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên cho người không phải là thành viên của công ty
  • Từ việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên
  • Từ mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc từ quyền sở hữu tài sản tương ứng với số cổ phiếu của thành viên công ty
  • Từ quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty
  • Từ việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể
  • Từ các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Cơ chế giải quyết tranh chấp được xác định theo Điều lệ của công ty. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Luật doanh nghiệp và Điều lệ thì phải ưu tiên áp dụng Luật Doanh nghiệp, trừ những trường hợp mà luật cho phép được tự quy định khác  trong Điều lệ..

Cơ sở pháp lý: Điểm h Khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020.

Phương án giải quyết

Đàm phán

Đàm phán là việc các bên đồng ý ngồi lại với nhau để thương lượng, cùng nhau tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp. Điểm mấu chốt của phương án này chính là dựa vào sự thỏa thuận thống nhất của đôi bên. Một khi thỏa thuận được xác lập thì căng thẳng giải quyết sẽ rất dễ dàng.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm tiền bạc, thời gian.
  • Đơn giản, không mang nhiều thủ tục phức tạp.
  • Pháp luật không can thiệp quá sâu.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
  • Khi một trong các bên không có thiện chí giải quyết tranh chấp và cố tình trì hoãn khiến tranh chấp không những không được giải quyết mà còn dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện tại Tòa.

Đàm phán giải quyết tranh chấp

Đàm phán giải quyết tranh chấp

Hòa giải

Phương thức này đòi hỏi giữa các bên xuất hiện một bên thứ ba với vai trò cầu nối. Bên thứ ba này cần đáp ứng đủ các tiêu chí để trở thành hòa giải viên theo Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại. Hòa giải viên sẽ đảm nhận công việc làm bên trung gian giúp các bên tìm kiếm giải pháp, trung hòa lợi ích và cuối cùng là đạt được thỏa thuận.

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí, thời gian.
  • Tránh các thủ tục pháp lý phức tạp.
  • Dễ đạt được thỏa thuận nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Kết quả hòa giải không đảm bảo thi hành.
  • Một trong các bên lợi dụng việc hòa giải để trì hoãn việc giải quyết dẫn đến hết thời hiệu khởi kiện tại Tòa.

Trọng tài thương mại

Đây cũng là một phương thức có sự tham gia của bên thứ ba. Tuy nhiên, bên thứ ba này gọi là Hội đồng trọng tài từ 1 đến nhiều trọng tài viên, số lượng tùy vào sự thỏa thuận của các bên. Các bên hoàn toàn có thể thống nhất trong việc lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, luật áp dụng và địa điểm giải quyết.

Ưu điểm:

  • Hoạt động giải quyết được đảm bảo bảo mật.
  • Phán quyết trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.

Nhược điểm:

  • Các bên không thể kháng cáo tại Tòa.
  • Tốn kém chi phí.

Cơ sở pháp lý: Điều 39 Luật trọng tài thương mại 2010.

Tòa án

Cuối cùng, Tòa án xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Hoạt động giải quyết được thực hiện thông qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm chỉ được đặt ra khi một trong các đương sự kháng cáo bản án sơ thẩm.

Ưu điểm:

  • Phán quyết của Tòa được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước.
  • Các bên có thể kháng cáo khi không đồng tình với bản án giải quyết của Tòa.

Nhược điểm:

  • Thủ tục pháp lý nhiều khê, phức tạp.
  • Xét xử công khai, ảnh hưởng uy tín của đôi bên.

Thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty bằng Tòa án

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS – Ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
  • CMND/CCCD, Hộ khẩu;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Hợp đồng giữa các bên; các giấy tờ/ biên bản liên quan đến hợp đồng;
  • Giấy tờ, chứng từ chứng minh thiệt hại;
  • Các tài liệu có liên quan khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp nội bộ trong công ty

Quy trình xử lý đơn

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện (trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có))
  2. Bước 2: Chánh án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Nếu vụ việc đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.
  3. Bước 3: Ngay khi biên lai thu tiền tạm ứng án phí được nộp lại, vụ án chính thức được thụ lý.
  4. Bước 4: Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc.
  5. Bước 5: Mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong trường hợp hòa giải thành thì Thẩm phán lập biên bản hòa giải thành. Ngược lại, nếu hòa giải không thành thì thực hiện bước tiếp theo 
  6. Bước 6: Phiên tòa xét xử sơ thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 196, 205, 208, 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  • Rà soát điều lệ công ty, nội quy nội bộ doanh nghiệp, quy định pháp luật có liên quan đến tranh chấp.
  • Đề xuất biện pháp giải quyết tùy từng trường hợp.
  • Luật sư đại diện hoặc hướng dẫn khách hàng tham gia đàm phán, hòa giải
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện, hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ.
  • Luật sư đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Trọng tài hoặc Tòa án theo lựa chọn.

Bài viết trên đã mang đến cái nhìn tổng quan nhất cho bạn đọc về các cách thức giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thực tế diễn ra hầu hết đều không đơn giản. Do đó, phương pháp tốt nhất là tìm kiếm cho mình một người có năng lực chuyên môn để tranh chấp được xử lý gọn gàng, nhanh chóng. Biết được nhu cầu đó, Văn phòng luật L24H chúng tôi sở hữu Đội ngũ Luật sư Doanh nghiệp giàu kiến thức và kinh nghiệm, sẵn sàng bên cạnh hỗ trợ bạn 24/7. Đừng ngần ngại gì nữa mà hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline 1900.633.716 hoặc gửi mail về hòm thư [email protected] để nhận được sự tư vấn nhiệt tình nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716