Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp thường tồn tại các vấn đề mâu thuẫn dẫn đến các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp để tập trung gia tăng sản xuất. Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp/công ty nếu không giải quyết kịp thời có thể gây tổn thất không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, nếu bạn đang trăn trở hoặc có những thắc mắc về cách giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp của mình, hãy cùng Luật L24H tìm hiểu bài viết sau.

Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp?

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được hiểu như những bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ thương mại, kinh doanh, lao động, cổ phần… giữa các bên, nhóm hoặc các nhóm, chẳng hạn như tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; giữa công ty với thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc; giữa các thành viên trong công ty với nhau;…

Lý do có thể đến từ nhiều nguồn, chẳng hạn như:

  • Thành viên, cổ đông không góp đủ số vốn nhưng vẫn nhận được quyền lợi như người góp đủ.
  • Định giá tài sản không chính xác; góp vốn trễ thời hạn;
  • Tranh chấp về quyết định của Đại hội đồng cổ đông ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông;
  • Và hàng loạt các tranh chấp khác liên quan trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  • Theo tinh thần thiện chí: Nghĩa là các bên phải có thiện chí khi giải quyết tranh chấp nhằm mục đích giảm rủi ro khi các bên đang tự làm suy yếu, gây thiệt hại đến doanh nghiệp của mình ở nhiều khía cạnh, đặc biệt nhất là về uy tín doanh nghiệp.
  • Theo hướng hòa giải: Nguyên tắc này khuyến khích thực hiện hòa giải trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của cơ quan tài phán. Các bên có thể tự mình hoặc thông qua trung quan để hòa giải.
  • Thông qua cơ quan quản lý hành chính: Đây là nguyên tắc cho các bên nhìn nhận sự việc từ góc độ thủ tục hành chính. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên sử dụng nguyên tắc này do cơ quan quản lý hành chính thường chỉ nhìn nhận sự việc ở góc độ cơ quan quản lý khiến tranh chấp không được giải quyết triệt để hoặc thậm chí là mồi lửa cho những tranh chấp khác.
  • Thông qua trọng tài thương mại: Nguyên tắc này cần 1 hoặc nhiều người đóng vai trò trọng tài để giải quyết tranh chấp và chỉ có thể thực hiện khi các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài viên có thể tự tìm kiếm dựa vào những tiêu chuẩn hoặc thuê trung tâm trọng tài cung cấp.
  • Thông qua tòa án: Tòa án xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, quyết định được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế Nhà nước. Tuy nhiên, do trình tự thủ tục phải được đảm bảo tiến hành nghiêm ngặt nên sẽ mất nhiều thời gian, ảnh hưởng việc kinh doanh sản xuất của các bên. Đồng thời, phán quyết của Tòa thường khó đạt được sự công nhận quốc tế.
  • Nhanh chóng, hạn chế gián đoạn việc sản xuất, kinh doanh: Việc giải quyết tranh chấp cần đảm bảo tính nhanh chóng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp.

Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Giải quyết tranh chấp nội bộ thông qua thương lượng

Theo phương thức này, các bên cần ngồi lại đàm phán và thống nhất với nhau để tìm ra phương án giải quyết cuối cùng.

Phương thức này mang lại sự nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Tuy nhiên, yêu cầu được đặt ra là các bên phải có thiện chí giải quyết vì khi không có bên thứ ba đứng ở góc nhìn trung lập để hỗ trợ thì rất dễ xảy ra các bất đồng, thậm chí là bạo lực trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thông qua hòa giải

Phương thức này có phần tương tự với thương lượng, nghĩa là các bên cùng thống nhất phương án giải quyết cho tranh chấp giữa họ, tuy nhiên khi này có sự hỗ trợ từ hòa giải viên đóng vai trò trung gian. Tranh chấp chỉ được giải quyết bằng con đường này nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Cần lưu ý, hòa giải viên chỉ được hỗ trợ cho các bên đưa ra quyết định cuối cùng chứ không có quyền áp đặt quyết định của mình lên các bên khi giải quyết tranh chấp.

Tương tự, phương thức này giúp các bên ít bị gò bó bởi pháp luật và tiết kiệm nhiều về mặt chi phí, thời gian đồng thời thông tin luôn được giữ kín trừ khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác. Thêm vào đó, do nhận được sự hỗ trợ từ bên thứ ba với góc nhìn trung lập khiến việc hòa giải trở nên dễ dàng hơn.

Cơ sở pháp lý: Điều 4, Khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.

Giải quyết tranh chấp nội bộ bằng trọng tài

Như đã giới thiệu tại nguyên tắc giải quyết tranh chấp thứ tư, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài viên được thuê tại Trung tâm hoặc các bên tự mình tìm kiếm dựa vào tiêu chuẩn được quy định trong luật. Khác với hòa giải, phán quyết của Trọng tài có tính chung thẩm, nghĩa là ngay khi có hiệu lực thi hành, các bên không thể kháng cáo, tuy nhiên vẫn có thể yêu cầu Tòa án hủy phán quyết Trọng tài.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giúp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp được bảo đảm giữ bí mật. Ngoài ra, phán quyết của trọng tài được công nhận trên 150 quốc gia, không chỉ gói gọn tại Việt Nam nhưng đối với trường hợp giải quyết bằng Tòa án.

Tuy nhiên, phương thức này tốn khá nhiều chi phí bao gồm chi phí liên quan đến việc giải quyết, chi phí sinh hoạt cho Trọng tài viên cùng nhiều chi phí phát sinh khác. Bên cạnh đó, tính chung thẩm khiến tranh chấp không thể thay đổi hay sửa chữa.

Giải quyết tranh chấp nội bộ bằng Tòa án

Tòa án giải quyết tranh chấp dựa trên quyền lực nhà nước; thông qua trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ. Phán quyết của Tòa mang giá trị cưỡng chế thi hành. Tòa án là bên quyết định Hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp chứ không phải dựa vào quyết định của các bên như đối với phương thức trọng tài. Trình tự xét xử bao gồm 2 cấp: Sơ thẩm và phúc thẩm (khi có kháng cáo). Phán quyết của Tòa phúc thẩm là phán quyết cuối cùng có hiệu lực thi hành.

Một điểm bất lợi ở Tòa án chính là việc xét xử yêu cầu phải được công khai, trừ những trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật hay thuần phong mỹ tục,… Do đó, uy tín của doanh nghiệp hay bí mật kinh doanh thường không được bảo đảm. Thêm vào đó, thời gian tố tụng dài và thủ tục phức tạp cũng là rào cản khi các doanh nghiệp lựa chọn phương thức này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 15 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Hồ sơ chuẩn bị giải quyết tranh chấp

  • Đơn khởi kiện phải đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 (phù hợp Mẫu số 23-DS – Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan, chẳng hạn:
  • Điều lệ công ty.
  • Hợp đồng giữa các bên; các giấy tờ/ biên bản liên quan đến hợp đồng.
  • Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh thiệt hại.

Thủ tục xử lý đơn khởi kiện

  • Bước 1: Nộp hồ sơ (trực tiếp tại Tòa hoặc qua bưu điện)
  • Bước 2: Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Nếu vụ việc đủ điều kiện để Tòa án giải quyết thì Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.
  • Bước 3: Tòa thông báo cho các bên về việc thụ lý vụ án sau khi họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 4: Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc.
  • Bước 5: Mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải
  • Bước 6: Nếu hòa giải không thành, tiến hành xét xử sơ thẩm.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, 191, 196, 205, 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

  • Tiếp nhận vụ việc, rà soát những quy tắc, nội quy nội bộ doanh nghiệp, quy định pháp luật có liên quan đến tranh chấp.
  • Tư vấn biện pháp nên sử dụng khi giải quyết tranh chấp trong từng trường hợp cụ thể.
  • Đại diện hoặc hướng dẫn khách hàng thương lượng giải quyết tranh chấp.
  • Hỗ trợ soạn hồ sơ khởi kiện, thu thập tài liệu chứng cứ có liên quan
  • Luật sư đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài tùy nhu cầu.

Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp

Vừa rồi là những thông tin chia sẻ của Luật L24H về cách giải quyết khi doanh nghiệp xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, trong thực tế tranh chấp diễn ra vô cùng phức tạp. Để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn luật doanh nghiệp tốt nhất từ đội ngũ Luật sư của công ty Luật L24H chúng tôi, hãy nhanh tay nhấc máy gọi đến Tổng đài 1900.633.716 hoặc gửi mail về hòm thư info@luat24h.com.vn để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716