Đồng phạm là gì hay Đồng phạm có phải chịu hình phạt nào không là những câu hỏi thường được đặt ra trong vụ án có sự xuất hiện của nhiều người phạm tội. Trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết các quy định của Bộ luật Hình sự 2015 liên quan tới khái niệm, dấu hiệu, hình phạt của tội phạm là đồng phạm.
Đồng phạm trong Bộ luật Hình sự 2015
Như thế nào là đồng phạm?
Theo khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
Từ quy định trên ta có thể hiểu rằng người nào có hành vi tổ chức, hành vi xúi giục hoặc hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã xác định vụ án thỏa mãn các dấu hiệu của đồng phạm.
Phân loại đồng phạm
Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đồng phạm bao gồm 4 loại là: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong đó:
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm khác với những người đồng phạm khác chỉ có mối quan hệ gián tiếp đối với việc thực hiện tội phạm bằng những hành động như xúi giục, giúp sức hay tổ chức thực hiện. Người thực hành thực hiện hành vi dưới dạng hành động và không hành động:
Trực tiếp thực hiện tội phạm thể hiện ở việc trực tiếp thực hiện hành vi thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội phạm được quy định tại điều luật cụ thể Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Người trực tiếp thực hiện tội phạm còn có thể không tự mình thực hiện hành vi trực tiếp tác động đến đối tượng tác động của tội phạm mà có thể hành động tác động đến người khác để người đó thực hiện hành vi trực tiếp tác động đến đối tượng của tội phạm.
Vì vậy đây là người có vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm, là người trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Vai trò của người này trong việc thực hiện tội phạm với vai trò là chủ mưu, cầm đầu thành lập, chỉ huy nhóm tội phạm với những phương hướng, chủ trương cụ thể. Thậm chỉ người này còn có thể điều khiển, ra lệnh cho những người còn lại thực hiện hành vi. Bởi vậy đây được coi là loại tội phạm nguy hiểm nhất trong đồng phạm và có một vài tội với những khung hình phạt riêng dành cho người tổ chức:
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người có hành vi tác động đến ý thức, tư tưởng của người khác làm cho người bị xúi giục thực hiện tội phạm bằng các hành động như: kích động, thức đẩy người khác đã có ý định phạm tội nhưng chưa thực hiện trên thực tế.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Đặc điểm nhận biết loại đồng phạm này là việc họ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người đồng phạm khác thực hiện tội phạm. Nói cách khác, trong đồng phạm, người giúp sức có thể thực hiện hành vi giúp sức về vật chất hoặc giúp sức về tinh thần cho những người đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội.
Các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm
Mặt khách quan
Hành vi: các đồng phạm cùng thực hiện một tội phạm. Cùng thực hiện một tội phạm có nghĩa là, tất cả những người đồng phạm phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện một tội phạm gồm: hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm; hành vi tổ chức thực hiện tội phạm; hành vi xúi giục thực hiện tội phạm; hành vi giúp sức thực hiện tội phạm.
Mặt chủ quan
Tất cả những người đồng phạm đều có lỗi cố ý (cùng cố ý) khi thực hiện tội phạm. Về lý trí, tất cả các đồng phạm đều nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi mà mình gây ra cho xã hội đồng thời cũng nhận thức được cả hậu quả của các hành vi nguy hiểm này. Về ý chí, những người này đều mong muốn hậu quả sẽ xảy ra hoặc để mặc cho hậu quả phát sinh.
Ngoài ra, ở những tội có dấu hiệu mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm thì tất cả những người đồng phạm đều có chung mục đích mà cấu thành tội phạm phản ánh, nếu người nào không có dấu hiệu này thì không phải là đồng phạm mà chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Chủ thể
Để có thể được coi là đồng phạm, điều kiện đầu tiên thuộc về chủ thể là phải có sự tham gia của hai người trở lên (khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015) và những người này có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm
>>> Xem thêm: Chủ thể của tội phạm hình sự là gì
Khách thể
Đó là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Còn đối tượng tác động của vi phạm pháp luật là những bộ phận của khách thể, có thể là con người, các vật thể cụ thể, hoạt động của con người…
Quy định về hình phạt của đồng phạm
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của đồng phạm này cũng đã được nhắc đến tại Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó
Căn cứ theo quyết định chung
Thứ nhất, mức phạt của đồng phạm phải được xác định theo căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Trong đồng phạm, tội phạm được thực hiện do sự giúp sức chung của tất cả những người cùng tham gia, mỗi người là một mảnh ghép cần thiết để có thể thực hiện tội phạm. Vì vậy họ đều phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Cụ thể là các đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật chung trong phạm vi những chế tài điều luật đó quy định.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm: Trong trường hợp đồng phạm, căn cứ này được hiểu là sự thống nhất giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm chung. Căn cứ này được xét dựa trên mức độ lỗi; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; phương tiện công cụ; khách thể mà tội phạm xâm hại;…
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm Hình sự: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm Hình sự được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến tội phạm chung thì được xem xét khi quyết định hình phạt cho tất cả người đồng phạm.
Căn cứ theo quy định bổ sung
Bên cạnh việc xác định mức phạt theo quy định chung, khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án còn phải xác định dựa trên các căn cứ quy định riêng đối với đồng phạm tại Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 gồm:
- Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Dựa trên quy định trên, mức hình phạt của đồng phạm là không giống nhau. Mặc dù những người trong đồng phạm chịu cùng một tội nhưng mức hình phạt của mỗi người còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Việc xác định rõ ràng tính chất dựa trên vai trò của người đồng phạm và mức độ tham gia của từng người đồng phạm sẽ đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mỗi người đồng phạm. Còn các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ hoặc các tình tiết khác về nhân thân thì có sự khác biệt đổi với từng cá nhân tham gia khác nhau nên không thể quy chụp, áp dụng chung đối với tất cả các đồng phạm được
Hình phạt của đồng phạm
Luật sư bào chữa phạm tội đồng phạm
- Tiếp nhận thông tin, hồ sơ từ khách hàng và tiến hành nghiên cứu sơ bộ để xác định loại tội phạm và hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố;
- Tư vấn pháp luật và xác định tình tiết giảm nhẹ cho từng trường hợp phạm tội có đồng phạm;
- Nghiên cứu, phân tích thông tin, hồ sơ và yêu cầu cung cấp bổ sung để làm rõ các vấn đề liên quan đến hành vi, ý chí của tội phạm là đồng phạm khi thực hiện hành vi nhằm tìm kiếm các tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật khi thực hiện hành vi và trong quá trình điều tra;
- Tìm hiểu nhân thân của người phạm tội như hoàn cảnh gia đình, học thức, khuyết tật, trạng thái tinh thần… để xác định tình tiết giảm nhẹ hoặc tư vấn cho tội phạm là đồng phạm và yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các phương thức phù hợp nhằm chứng minh tình tiết giảm nhẹ cho người bị buộc tội;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị các tài liệu, thu thập các chứng cứ để chứng minh tình tiết giảm nhẹ của bản thân/gia đình đồng phạm trong vụ án Hình sự;
- Gặp gỡ trực tiếp người bị buộc tội để tư vấn pháp lý về cách ứng xử với phía bị hại, cơ quan tiến hành tố tụng để được xem xét, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
- Hỗ trợ pháp lý cho khách hàng tự trình bày tình tiết yêu cầu xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
Luật sư tư vấn bào chữa
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc nhu cầu luật sư hình sự tư vấn thêm về khung hình phạt, hướng bào chữa trong vụ án có đồng phạm, vui lòng liên hệ Luật sư Hình sự qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn