Có được sửa đổi bổ sung đơn kiện gửi Trung tâm trọng tài

Có được sửa đổi bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài hay không là câu hỏi mà rất nhiều chủ thể quan tâm khi lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc khởi kiện tại Trung tâm trọng tài, đơn kiện đã gửi Trung tâm trọng tài được sửa đổi hay bổ sung không? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để biết chi tiết hơn về vấn đề trên.

Sửa đổi bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài

Sửa đổi bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài

Khởi kiện tại trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 được định nghĩa là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.

Hiện nay, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:

  • Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ việc và sẽ không còn tồn tại khi vụ việc đã được giải quyết xong.
  • Trọng tài thường trực hình thức trọng tài được tổ chức khá chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách các trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng, chủ yếu được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.

Đơn kiện gửi trung tâm trọng tài có được sửa đổi, bổ sung không?

Theo Khoản 2 Điều 14 Quy tắc Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam:

  • Trước khi Hội đồng Trọng tài lập Phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại.
  • Các bên có thể sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại, Bản tự bảo vệ và Bản tự bảo vệ đối với Đơn kiện lại trước thời điểm kết thúc phiên họp cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp. Việc sửa đổi, bổ sung phải được lập thành văn bản đủ số bản theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy tắc này. Hội đồng Trọng tài có quyền không chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng các sửa đổi, bổ sung đó bị lạm dụng nhằm gây khó khăn, trì hoãn việc ra Phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp.

Như vậy, các bên có thể sửa đổi, bổ sung Đơn khởi kiện, Đơn kiện lại, Bản tự bảo vệ và Bản tự bảo vệ đối với Đơn kiện lại trước thời điểm kết thúc phiên họp cuối cùng giải quyết vụ tranh chấp.

Quy trình khởi kiện tại trung tâm trọng tài

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010, khi giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn làm đơn khởi kiện gửi Trung tâm trọng tài. Nội dung đơn kiện bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
  • Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
  • Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
  • Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
  • Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Bên cạnh đó, kèm theo đơn khởi kiện phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan. Pháp luật quy định như vậy bởi chỉ khi có thỏa thuận trọng tài thỏa mãn điều kiện, trọng tài mới có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp của các bên. Đây là một điểm khác biệt so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án, bởi vì khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên không cần thỏa thuận lựa chọn tòa án nào sẽ giải quyết cho mình; và nếu có thỏa thuận lựa chọn thì thẩm quyền của tòa án cũng không phát sinh từ thỏa thuận đó.

Quy trình thủ tục thực hiện khởi kiện

Bước 1: Xem xét thời hiệu khởi kiện yêu cầu trung tâm trọng tài giải quyết

Căn cứ theo Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện yêu cầu trung tâm trọng tài giải quyết

  • Sau khi xem xét còn thời hiệu khởi kiện, các bên có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài yêu cầu giải quyết tranh chấp. (khoản 1 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010)
  • Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được. (Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010)
  • Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này. (Điều 32 Luật Trọng tài thương mại 2010)
  • Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ. (Điều 36 Luật Trọng tài thương mại 2010)

Bước 3: Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài

  • Điều 38 Luật Trọng tài thương mại 2010 cho phép các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc giải quyết tranh chấp thì có quyền yêu cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì một Hội đồng trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp.
  • Tùy vào tính chất của tranh chấp mà các bên thỏa thuận Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp. Trình tự thành lập trọng tài được quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bước 4: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

  • Phiên họp giải quyết tranh chấp được mở ra nhằm mục đích để các bên thực hiện hòa giải, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
  • Theo quy định tại Điều 58 Luật này, khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
  • Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Phán quyết của hội đồng trọng tài

  • Khi các bên không hòa giải thành thì Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp. Kết quả giải quyết tranh chấp được thể hiện thông qua phán quyết của Hội đồng trọng tài. Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
  • Khi phán quyết trọng tài có hiệu lực, Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.
  • Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
  • Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài

Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài

Luật sư tư vấn bổ sung đơn kiện gửi Trung tâm trọng tài

  • Tư vấn các trường hợp xem xét hiệu lực và huỷ phán quyết trọng tài thương mại, bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài
  • Tư vấn trình tự thủ tục pháp lý khi khách hàng muốn bổ sung đơn kiện gửi Trung tâm trọng tài
  • Tư vấn soạn thảo đơn kiện bổ sung gửi Trung tâm trọng tài
  • Tư vấn giải quyết các trường hợp thỏa thuận trọng tài cụ thể, các vướng mắc trên thực tế mà khách hàng gặp phải

Dịch vụ luật sư tư vấn bổ sung đơn kiện gửi Trung tâm trọng tài

Dịch vụ luật sư tư vấn bổ sung đơn kiện gửi Trung tâm trọng tài

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các thương nhân trong việc thực hiện sửa đổi bổ sung đơn kiện gửi trung tâm trọng tài. Nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc có nhu cầu khác cần luật sư tư vấn, hãy liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

Scores: 4.5 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716