Khi lập di chúc có cần chữ ký của vợ, chồng, con cái không?

Khi lập di chúc có cần chữ ký của vợ, chồng, con cái là vấn đề mà nhiều người quan tâm trong quá trình làm thủ tục lập di chúc. Như vậy, khi lập di chúc hợp pháp có cần chữ ký của những người khác không, mẫu di chúc bằng văn bản có người làm chứng như thế nào? Sau đây là những nội dung cơ bản mà tôi sẽ cung cấp về vấn đề trên.

Chữ ký khi lập di chúc

Chữ ký khi lập di chúc

Lập di chúc hợp pháp theo đúng quy định pháp luật

Di chúc miệng

Theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, di chúc miệng chỉ được lập khi người lập di chúc trong tình trạng cái chết đe dọa. Trường hợp sau 3 tháng người lập di chúc vẫn còn sống với điều kiện còn minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng sẽ bị hủy bỏ. Trường hợp này muốn để lại di chúc thì phải lập di chúc bằng văn bản.

Di chúc miệng

Di chúc miệng

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Theo Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 quy định nội dung của di chúc và Điều 632 quy định về người làm chứng của di chúc của Bộ luật này.

Di chúc bằng văn bản

Di chúc bằng văn bản

Thủ tục lập di chúc

Theo Điều 630, 633, 634, 636 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Đối với di chúc miệng

Người lập di chúc thể hiện mong muốn, ý chí cuối cùng trước mặt 2 người làm chứng trở lên

Người làm chứng ghi lại nội dung di chúc và ký vào bản di chúc

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ người khi di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì bản di chúc phải được công chứng, chứng thực.

Đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự viết tay và ký vào bản di chúc. Di chúc phải tuân thủ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015

Đối với di chúc bằng văn bản có người làm chứng

  • Người lập di chúc có thể tự viết, đánh máy hoặc nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng.
  • Người lập di chúc ký, điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng
  • Người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Đối với di chúc lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban Nhân dân cấp xã

  • Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc
  • Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp xã ghi chép lại di chúc
  • Người lập di chúc xác nhận bản di chúc được ghi chép chính xác và ký, điểm chỉ vào bản di chúc
  • Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
  • Trường hợp lập di chúc có công chứng tại chỗ ở thì thủ tục cũng giống như lập di chúc tổ chức hành nghề công chứng.

Lập di chúc có cần chữ ký của các thành viên trong gia đình không?

Theo quy định tại Điều 630, 633, 634 Bộ luật dân sự 2015 thì đối với

  • Di chúc miệng thì phải có chữ ký của người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì phải có chữ ký của người làm chứng và người lập di chúc
  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì phải có chữ ký của người lập di chúc.

Như vậy, với các quy định trên thì khi lập di chúc không cần phải có chữ ký của vợ, chồng, con cái của người lập di chúc.

Con cái có được làm chứng trong di chúc của cha mẹ?

Về người làm chứng được quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Theo điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế thứ nhất bào gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Như vậy, với quy định trên cả con đẻ và con nuôi đều không thể là người làm chứng trong di chúc của cha mẹ.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ lập di chúc

  • Tư vấn xác định quyền thừa kế theo quy định;
  • Tư vấn xác định tài sản thừa kế hợp pháp hoặc không hợp pháp theo quy định luật thừa kế;
  • Tư vấn xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia; thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  • Hướng dẫn cách lập di chúc hợp pháp
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền; về tranh chấp thừa kế
  • Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử.

Như vậy, pháp luật cũng đã quy định rõ về từng trường hợp người lập di chúc thể hiện mong muốn, ý chí cuối cùng của mình trước khi chết. Bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về hình thức lập di chúc, thủ tục lập di chúc, quy định về người làm chứng. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn thừa kế, tư vấn luật dân sự trực tuyến hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716