Cho mượn nhà chơi đánh bài có phạm tội tổ chức đánh bạc không?

Cho mượn nhà chơi đánh bài có phạm tội tổ chức đánh bạc không? Là câu hỏi không ít người thắc mắc, trong khi họ chỉ cho mượn nhà, địa điểm để cho người khác tổ chức đánh bài thì có bị xem là phạm tội tổ chức đánh bạc hay không? Để hiểu rõ các yếu tố cấu thành nên tội tổ chức đánh bạc, mời quý bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cho mượn nhà chơi đánh bạc

Cho mượn nhà chơi đánh bạc

Thế nào là tổ chức đánh bạc?

Hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác, chuẩn bị phương tiện để cho hành vi đánh bạc diễn ra để thu lợi bất chính.

Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Khi nào cho mượn nhà chơi đánh bạc bị truy cứu về tội tổ chức đánh bạc?

Tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi cho mượn nhà chơi đánh bạc cấu thành tội tổ chức đánh bạc.

Cơ sở pháp lý: Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Khách thể

Đối với Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc khách thể là quan hệ xã hội xâm phạm trật tự công cộng, xã hội.

Mặt khách quan

Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, gồm các hành vi:

  • Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
  • Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
  • Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
  • Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Chủ thể

Người thực hiện hành vi phạm tội phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2017.

Mặt chủ quan

Với Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể nhận thức rõ hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và mong muốn những lợi ích hay tiền có được từ hành vi phạm tội này.

Địa điểm đánh bạc

Địa điểm đánh bạc

Xử lý hành vi cho người khác đánh bạc tại nhà mình

Phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 4,6,7 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng ngoài ra sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi cho người khác đánh bạc tại nhà mình.

Tịch thu tang vật

Tịch thu tang vật

>>> Tham khảo thêm: Khung hình phạt tội đánh bạc, mức xử phạt hành chính hành

Xử lý hình sự

Hành vi đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi số tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị lớn. Tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên được coi là có giá trị lớn. Hành vi đánh bạc bằng tiền hoặc tài sản có giá trị dưới 5 triệu đồng chỉ cấu thành tội đánh bạc nếu người có hành vi đánh bạc đã bị xử lý hành chính về một trong các hành vi: đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Căn cứ theo Điều 322 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tuy không tham gia vào quá trình kêu gọi, nhận khoản tiền nào từ việc đánh bạc nhưng việc sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình để cho mọi người đánh bạc từ 10 người trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; hoặc cho 02 chiếu bạc chiếu bạc trở lên cùng một lúc mà tổng số tiền trị giá 5.000.000 đồng trở lên; hoặc Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên thì có thể cấu thành tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với mức hình phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc khung hình phạt tù thấp nhất từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Tham khảo thêm: Đánh bạc bao nhiêu tiền bị khởi tố hình sự

Luật sư bào chữa tội tổ chức đánh bạc

  • Tiếp nhận hồ sơ, thông tin.
  • Cung cấp những vấn đề pháp lý liên quan đến tội tổ chức đánh bạc.
  • Tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăn chặn, đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan điều tra.
  • Thu thập tài liệu chứng cứ có lợi cho thân chủ
  • Xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản để trình bày, tranh tụng, bảo vệ quyền lợi cho Quý khách theo quy định pháp luật.
  • Một số vấn đề liên quan khác.

Một số cá nhân cho mượn nhà để cho người khác tụ tập đánh bài, nhưng họ không biết là làm như vậy cũng có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và bài viết trên Tôi đã cung cấp và trả lời cho câu hỏi cho mượn nhà chơi đánh bài có phạm tội Tổ chức đánh bạc không. Nếu bạn còn những thắc mắc hay cần tư vấn luật hình sự, thuê luật sư bào chữa cho mình, có thể liên hệ với Luật L24H qua số tổng đài trực tuyến 1900.633.716 và trình bày nội dung, sự việc cần tham vấn với luật sư hình sự giải đáp.

Scores: 4.7 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716