Các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định

Các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm đang là một vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện như thế nào? Tầm quan trọng của giao dịch này trong việc thực hiện hợp đồng ra sao? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để biết hơn quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm mới nhất theo pháp luật hiện hành.

trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm

trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm là gì?

Bộ luật Dân sự 2015 chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, có thể hiểu giao dịch bảo đảm là Giao dịch được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp bảo đảm mang tính tài sản do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch bảo đảm được thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện định đoạt, bình đẳng.

Tầm quan trọng của việc đăng ký giao dịch bảo đảm

Các giao dịch bảo đảm đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụ đồng thời bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Hạn chế và ngăn ngừa những hậu quả không mong muốn xảy ra khi một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hay không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm

Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Hợp đồng bảo đảm
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
  • Văn bản ủy quyền nếu bên yêu cầu đăng ký là bên được ủy quyền

Theo quy định tại điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến
  • Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính
  • Qua thư điện tử áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến

Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển thì giao dịch bảo đảm được nộp theo phương thức qua hệ thống đăng ký trực tuyến và qua thư điện tử.

Ngoài ra, tùy vào từng tài sản khác nhau sẽ có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm khác nhau. Cụ thể theo Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP:

  • Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì giao dịch bảo đảm được đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
  • Trường hợp tài sản bảo đảm là tàu biển, tài sản khác quy định tại điều 41 thì giao dịch bảo đảm được đăng ký tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Trường hợp tài sản là chứng khoán thì giao dịch bảo đảm được đăng ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
  • Trường hợp tài sản bảo đảm là tàu bay thì giao dịch bảo đảm được đăng ký tại Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • Các tài sản bảo đảm là động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán được đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
  • Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển thì việc xác định cơ quan thẩm quyền bảo đảm được thực hiện theo quy định pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Các trường hợp phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm

Theo quy định tại điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các trường hợp đăng ký gồm:

  • Thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan
  • Thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản
  • Theo thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận
  • Thay đổi nội dung đã được đăng ký, xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với các trường hợp nêu trên

>>>Xem thêm: Quy định về tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

Theo quy định tại điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm gồm:

  • Theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm
  • Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bị chấm dứt
  • Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký
  • Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm
  • Tài sản bảo đảm không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.

Tài sản bảo đảm không còn thuộc trường hợp quy định tại điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật thì không thực hiện xóa đăng ký mà thực hiện đăng ký thay đổi theo trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định này

  • Tài sản bảo đảm đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
  • Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp tài sản thuộc điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế, được trao đổi do Nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất thì thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm đ khoản này

  • Tài sản bảo đảm là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;
  • Tài sản bảo đảm là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;
  • Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;
  • Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;
  • Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký;
  • Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này.

>>> Xem thêm: Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Tư vấn về đăng ký giao dịch bảo đảm

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng bảo đảm;
  • Hỗ trợ đàm phán giao dịch hoặc đánh giá hợp đồng để đảm bảo lợi ích tốt nhất;
  • Tư vấn hướng giải quyết phù hợp khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm;
  • Hướng dẫn khách hàng trình tự, thủ tục, hồ sơ khi đăng ký giao dịch bảo đảm.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng

Qua bài viết trên, có thể thấy rằng không phải mọi biện pháp bảo đảm đều phải thực hiện việc đăng ký. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm giúp đảm bảo giao dịch có hiệu lực và bảo vệ quyền lợi các bên, tránh xảy ra những tranh chấp không mong muốn. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần Luật sư tư vấn giải đáp, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.633.716 để được Luật sư dân sự tư vấn kịp thời và hiệu quả. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716