Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất được thực hiện khi các bên giao kết, thỏa thuận với nhau việc sử dụng quyền sử dụng đất để làm giao dịch đảm bảo. Pháp luật quy định biện pháp được bắt buộc đăng ký và đăng ký theo yêu cầu tùy theo từng trường hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin liên quan về các quy định về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và thủ tục đăng ký biện pháp.

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Thế nào là Biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất?

Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  • Cầm cố tài sản;
  • Thế chấp tài sản;
  • Đặt cọc;
  • Ký cược;
  • Ký quỹ;
  • Bảo lưu quyền sở hữu;
  • Bảo lãnh;
  • Tín chấp;
  • Cầm giữ tài sản.

Biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất nghĩa là quyền sử dụng đất được sử dụng để làm giao dịch đảm bảo. Biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất được gọi là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng việc thế chấp tài sản theo Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, thế chấp tài sản được quy định cụ thể tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)
  • Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP thì giao dịch bảo đảm được thực hiện đăng ký trong những trường hợp dưới đây, cụ thể:

Bắt buộc phải đăng ký:

  • Thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;
  • Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 25 Nghị định này.

Đăng ký theo yêu cầu

  • Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
  • Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;
  • Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều 25 Nghị định này.

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a tại Phụ lục (01 bản chính).
  • Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
  • Giấy chứng nhận (bản gốc), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này.

Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất

Cách thức nộp hồ sơ

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về cách thức nộp hồ sơ đăng ký thì hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:

  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua thư điện tử(áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến).

Trình tự thực hiện

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai – Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai);
  2. Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ đăng ký

Trường hợp không có căn cứ từ chối theo quy định tại Điều 15 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được quy định như sau:

Trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ:

  • Nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo.
  • Trường hợp có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (cơ quan đăng ký phải thông báo có nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng bản giấy/văn bản điện tử/hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng).

Tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận.
  • Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh (gọi là Bộ phận Một cửa), UBND cấp xã.

Tư vấn thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Tư vấn đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

Tư vấn đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất

  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn hồ sơ, văn bản cần nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm;
  • Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan có thẩm quyền và làm việc các vấn đề liên quan phát sinh khác;
  • Theo dõi hồ sơ đăng ký, nhận thông báo kết quả và gửi kết quả cuối cùng đến khách hàng.

Trên đây là tư vấn từ Luật L24H liên quan thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về mẫu đơn đăng ký, thủ tục đăng ký và các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất cần LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện qua hotline 1900.633.716 của Văn Phòng Luật L24H để được để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716