Quy định về tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm là những tài sản không bị cấm nhưng bị hạn chế đưa ra làm tài sản bảo đảm do quy định pháp luật hoặc do ràng buộc của các bên. Vì tài sản bảo đảm là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm. Do đó thông qua bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ làm rõ vấn đề liên quan đến tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm.

Tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm là gì?

Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận giữa các bên để lựa chọn một biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật như hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản với mục đích bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thỏa thuận;  hạn chế, phòng ngừa các trường hợp xấu có thể xảy ra do các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng theo những gì đã thỏa thuận, cam kết.

Các biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự

Căn cứ theo Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm các biện pháp như sau:

  • Cầm cố tài sản.
  • Thế chấp tài sản.
  • Đặt cọc.
  • Ký cược.
  • Ký quỹ.
  • Bảo lưu quyền sở hữu.
  • Bảo lãnh.
  • Tín chấp.
  • Cầm giữ tài sản.

CSPL: Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015.

>>>>xem thêm: Ký cược là gì, ký quỹ là gì?

Biện pháp bảo đảm giao dịch dân sự

Biện pháp bảo đảm giao dịch dân sự

Đối tượng tài sản được áp dụng biện pháp bảo đảm

Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản bảo đảm gồm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn trường hợp đến hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ bao gồm:

  • Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
  • Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
  • Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 tài sản bảo đảm được định giá như sau:

  • Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
  • Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
  • Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
  • Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quả trình định giá tài sản bảo đảm“.

Tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Do quy định của pháp luật hoặc do những ràng buộc của các bên liên quan mà một số tài sản tuy không bị cấm, nhưng lại bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm như các trường hợp sau:

  • Tài sản mà bên mua trả chậm, trả dần trong một thời gian kể từ khi nhận tài sản mua (bên bán có quyền đứng tên tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, tức là bên mua chưa có được quyền sở hữu đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác);
  • Tài sản tặng cho mà bên tặng cho hoặc bên được tặng cho yêu cầu (trước hoặc sau tặng) không được dùng làm vật bảo đảm;
  • Tài sản là tài sản do người lập di chúc để lại theo nội dung di chúc dùng vào việc thờ cúng;
  • Tài sản được cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký quỹ, ký cược, cầm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp luật có quy định khác;
  • Các tài sản khác mà pháp luật hạn chế giao dịch chung và giao dịch bảo đảm đặc biệt như tài sản của vợ chồng, tài sản của doanh nghiệp, tài sản của hộ gia đình, tài sản đang có người khác có quyền hưởng dụng, quyền thuê tài sản.

Luật sư tư vấn về tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

  • Tư vấn, cung cấp thông tin về các loại giao dịch bảo đảm.
  • Tư vấn về tài sản được sử dụng trong giao dịch bảo đảm.
  • Hỗ trợ, tư vấn về các tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm.
  • Hỗ trợ, tư vấn các biện pháp đảm bảo khác.

Tư vấn tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Tư vấn tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm

Trên đây là những thông tin cơ bản về giao dịch đảm bảo cũng như đối tượng tài sản được giao dịch và đối tượng tài sản bị hạn chế trong giao dịch bảo đảm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ Luật L24H qua số hotline: 1900.633.716 để được luật sư tư vấn luật dân sự giải đáp kịp thời và chính xác.

Scores: 4.5 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716