Bị hại rút yêu cầu tố giác, có đơn bãi nại thì có đình chỉ điều tra là vấn đề mà nhiều người đặt ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của cơ quan điều tra. Bài viết sẽ cung cấp các nội dung về tố giác tội phạm theo quy định pháp luật, các tội phạm khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật L24H cung cấp về vấn đề trên.
Bị hại rút yêu cầu tố giác
Tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
- Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
- Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
- Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Như vậy, nếu bị hại phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì có thể nộp đơn tố giác tội phạm cho công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an, Tòa án các cấp, Cơ quan báo chí và các cơ quan tổ chức khác theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC để xử lý hành vi phạm tội.
>>> Tham khảo thêm: Thủ tục khởi tố vụ án hình sự
Bị hại có đơn bãi nại thì có đình chỉ điều tra không?
Các tội phạm khởi tố theo yêu cầu bị hại
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Như vậy, với quy định trên chỉ được khởi tố hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết về Khoản 1 các tội phạm sau đây:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Tội hiếp dâm
- Tội cưỡng dâm
- Tội làm nhục người khác
- Tội vu khống
- Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Bị hại rút yêu cầu tố giác vụ án có đình chỉ?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Như vậy, với quy định trên thì đối với các tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khi bị hại rút yêu cầu tố giác thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép, cưỡng bức. Còn đối với những tội phạm khác không quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì vẫn phải giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Đình chỉ vụ án hình sự
>>> Xem thêm: Bị hại có đơn bãi nại thì có được miễn trách nhiệm hình sự
Khi nào thì bị hại được quyền tố giác lại?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình 2015 như sau:
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, khi bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại đối với các tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trừ trường hợp bị hại chứng minh được việc rút yêu cầu khởi tố là trái với ý muốn do bị ép buộc, cưỡng bức thì có quyền yêu cầu khởi tố lại.
Yêu cầu khởi tố lại
Mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự
Ở phần mở đầu
- Người làm đơn cần cho cơ quan có thẩm quyền biết mình làm đơn bãi nại đối với ai và trong vụ án nào.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn ở đây là cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm dát nhân dân, tòa án nhân dân quận/huyện hoặc tỉnh đang tiến hành giải quyết vụ án.
Thông tin cá nhân
Phải ghi rõ thông tin cá nhân của bản thân như họ và tên, năm sinh, địa chỉ, số CMNN/Hộ chiếu/Thẻ CCCD (kèm theo ngày cấp và nơi cấp), số điện thoại liên lạc,…
Ngoài ra phải lưu ý các vấn đề sau:
- Người có đơn bãi nại (rút yêu cầu khởi tố) phải chính là người đã làm đơn yêu cầu khởi tố, nếu người yêu cầu khởi tố và người làm đơn bãi nại là hai người khác nhau thì việc rút yêu cầu khởi tố đó không được coi là hợp pháp.
- Người làm đơn thể hiện thông tin mình là người bị hại trọng vụ án gì, do ai gây ra và đang được cơ quan nào tiến hành Điều tra/Truy tố về tội gì.
Lý do rút đơn
Việc làm đơn bãi nại là quyền của người bị hại hay người đại diện của họ, việc rút lại yêu cầu khởi kiện này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nếu vụ án được điều tra, làm rõ thì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hoặc các lợi ích kinh tế của người bị hại hoặc hai bên tự dàn xếp, giải quyết được hậu quả…
Phần cuối đơn
- Người làm đơn khẳng định làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên.
>>> Tải về: Mẫu đơn xin bãi nại
Tư vấn các trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
- Xác định hành vi gây ra có cấu thành tội phạm hay không
- Trách nhiệm hình sự tương ứng với tội phạm: Mức hình phạt, khung hình phạt
- Tư vấn các trường hợp được hưởng sự khoan hồng của pháp luật,
- Tư vấn căn cứ xin miễn trách nhiệm hình sự
- Tư vấn các trường hợp Giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt
- Tư vấn thời gian bị tạm giam, tạm giữ
- Tư vấn miễn, giảm trách nhiệm hình sự
- Điều kiện hưởng án treo
- Thủ tục yêu cầu bồi thường dân sự cho nguyên đơn dân sự: đơn từ, thu thập chứng từ, tài liệu chứng minh thiệt hại,…
- Quy trình điều tra, thủ tục xét xử vụ án hình sự
- Quy trình khiếu nại kết luận điều tra, khiếu nại cáo trạng
- Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định thương tích, giám định thiệt hại, giám định hàm lượng đối với ma túy…, giám định bổ sung, giám định lại;
- Tư vấn các vấn đề khác trong lĩnh vực hình sự. Ngoài ra, luật sư còn hỗ trợ soạn thảo đơn từ cần thiết và tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa
Như vậy, bài viết cũng đã cung cấp được phần nào các nội dung về tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật, bị hại có đơn bãi nại có bị đình chỉ không, mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ qua điện thoại, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.