Bị đa cấp lừa đảo có lấy lại tiền không? Cách tố cáo lấy lại tiền

Bị đa cấp lừa đảo có lấy lại tiền không? Cách tố cáo lấy lại tiền là câu hỏi thường gặp khi nhiều cá nhân, tổ chức dùng nhiều chiêu trò, mánh khóe để lấy tiền của người bị hại khi lôi kéo họ vào bán hàng đa cấp phi pháp. Luật L24H sẽ cung cấp những quy định xung quanh vấn đề bị lừa đảo khi bán hàng đa cấp và hướng dẫn tố giác tội phạm để lấy lại tiền.

Bị lừa đảo có lấy lại tiền được không

Bị lừa đảo có lấy lại tiền được không

Các thủ đoạn lừa đảo đa cấp thường gặp

Các dấu hiệu cần để ý khi nghi ngờ công ty bán hàng đa cấp có dấu hiệu lừa đảo:

  • Kêu gọi góp vốn với con số cực nhỏ: để lôi kéo nhiều người tham gia vào mạng lưới bán hàng, thông thường các công ty đa cấp sẽ chào mời người bán với số vốn rất nhỏ và hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn.
  • Yêu cầu đặt cọc, mua hàng: bất cứ yêu cầu bắt buộc mua hàng hóa, đặt cọc, phải nộp tiền là điều kiện để tham gia hệ thống công ty đa cấp đều là biểu hiện của hoạt động đa cấp biến tướng, vi phạm quy định pháp luật.
  • Liên tục tuyển dụng cộng tác viên: đặc trưng của bán hàng đa cấp là phải lôi kéo thật nhiều người vào đường dây của mình để thành lập nhóm, nếu số lượng thành viên càng đông thì số tiền được trích hoa hồng càng nhiều vì mỗi người khi tham gia là thành viên của đường dây đều phải đóng một khoản tiền theo quy định.
  • Dùng các mỹ từ thuyết phục người tham gia: các công ty đa cấp biến tướng luôn tìm cách tẩy não người tham gia với các điệp khúc như: tương lai của bạn là do bạn quyết định đừng bao giờ bị cản trở bởi người khác, muốn thành công thì phải hành động dù đó là hành động sai trái như lấy tiền của gia đình và nói dối, muốn làm chủ thì phải bỏ tiền đầu tư…

>>> Tham khảo thêm: Các dấu hiệu đa cấp lừa đảo, cách xử lý bị lừa

Lừa đảo qua bán hàng đa cấp phạm tội gì?

Hành vi lừa đảo qua bán hàng đa cấp có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Chủ thể: chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người đủ 16 tuổi trở lên. (CSPL: khoản 1 Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).

Khách thể:

tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt khách quan

  • Hành vi: hành vi dễ nhận thấy ở tội phạm này là người phạm tội yêu cầu bị hại phải nộp một khoản tiền nhất định hoặc mua số lượng hàng hóa nhất định để được tham gia vào tổ chức bán hàng, tiếp theo sẽ hứa hẹn trả những khoản hoa hồng hấp dẫn khi bị hại bán được sản phẩm nhưng cuối cùng thì vì sản phẩm kém chất lượng, không uy tín nên bị hại không bán được hàng dẫn tới phải ôm hàng, tự mình xử lý hàng tồn. Người phạm tội sẽ chiếm đoạt số tiền mà bị hại bỏ ra trước khi tham gia vào tổ chức bán hàng đa cấp. Đây chính là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản người khác.
  • Dấu hiệu khác:
  • Tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc;
  • Dưới 2.000.000 000 đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể

Chủ thể thực hiện hành vi này là người đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hành vi dân sự

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.  Lưu ý rằng về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mức phạt thấp nhất đối với tội phạm này là phạt tiền còn cao nhất là tù chung thân.

Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo bán hàng đa cấp

Lấy lại tiền bị đa cấp lừa đảo

Lấy lại tiền bị đa cấp lừa đảo

Làm đơn tố giác

Để tố  hành vi lừa đảo hình thức kinh doanh đa cấp, cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Đơn trình báo/ tố giác công an;
  • Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).

Cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Khoản 4 Điều 16 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Như vậy, khi bị đa cấp lừa đảo, bị hại có thể gửi đơn tố giác đến Cơ quan điều tra nơi mà các đối tượng lừa đảo cư trú hoặc nơi  mình đang cư trú, làm việc.

Trình tự xử lý đơn

Sau khi tiếp nhận đơn thư tố giác tội phạm của công dân thì trong vòng 20 ngày, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

  • Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

CSPL: khoản 1 Điều 147 BLTTHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021).

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng

Tư vấn cách lấy lại tiền khi bị đa cấp lừa đảo

Tư vấn lấy lại tiền khi bị lừa đảo bán hàng đa cấp

Tư vấn lấy lại tiền khi bị lừa đảo bán hàng đa cấp

  • Tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Làm đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  • Hướng dẫn lấy lại tiền khi bị đa cấp lừa đảo.

>>> Xem thêm: Bị lừa tiền qua mạng báo ai, tố cáo ở đâu

Tóm lại, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức bán hàng đa cấp ngày càng phức tạp và tinh vi hơn, Luật L24H đã cung cấp một số dấu hiệu để các bạn dễ nhận biết loại tội phạm này. Hành vi lừa đảo bán hàng đa cấp có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, Luật L24H còn đưa ra hướng dẫn trình tự, thủ tục làm đơn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này, các bạn vui lòng liên hệ Luật sư TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.9 (35 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716