Xác định sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển như thế nào?

Xác định sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Việc xác định này nhằm giúp cho các bên giao kết hợp đồng bảo vệ được quyền lợi khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ thông tin rõ hơn đến bạn đọc về vấn đề này.

Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển

Sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển

Sự kiện bất khả kháng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Cách xác định sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, một sự kiện sẽ được coi là bất khả kháng nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Xảy ra một cách khách quan: một sự kiện xảy ra không theo ý chí của các bên thì được coi là khách quan. Nguyên nhân dẫn đến sự kiện bất khả kháng có thể là do thiên tai, chiến tranh, lũ lụt, bão,…
  • Không thể lường trước được: một sự kiện được coi là xảy ra không thể lường trước được có thể hiểu là sự kiện đó xảy ra nằm ngoài dự đoán của các bên. Sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện mà các bên không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng.
  • Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: sự kiện không thể khắc phục được mặc dù bên có nghĩa vụ đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép để khắc phục tác động của sự kiện đến việc thực hiện hợp đồng.
  • Dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng: như vậy mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và việc thực hiện hợp đồng là chặt chẽ. Có thể hiểu rằng sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp làm bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Nếu vậy, việc không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng chỉ có thể được chấp nhận nếu sự kiện bất khả kháng đó trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp ngăn cản bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ.

Cách xác định sự kiện bất khả kháng

Cách xác định sự kiện bất khả kháng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi sự kiện bất khả kháng xảy ra

Khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân  sự 2015 quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Đồng thời, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì quy định  bên vi phạm hợp đồng sẽ được xem xét để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, căn cứ khoản 1 và 3  Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định:

  • Bên vi phạm nghĩa vụ khi xảy ra trường hợp bất khả kháng cần phải thông báo ngay bằng văn bản với bên còn lại về sự kiện bất khả kháng và những hậu quả có thể xảy ra.
  • Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Như vậy, khi bên vi phạm chứng minh được việc vi phạm là do sự kiện bất khả kháng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc xảy ra sự kiện bất khả kháng không phải là điều kiện miễn trách nhiệm bồi thường.

>>>Xem thêm: Trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng?

Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển

Hồ sơ giải quyết

Căn cứ khoản 4 và 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị như sau:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người bị kiện (nếu có);
  • Hợp đồng vận chuyển, phụ lục hợp đồng;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện chứng minh yêu cầu khởi kiện;.
  • Các tài liệu khác có liên quan.

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự – Mẫu số 23-DS

Thủ tục và trình tự giải quyết

Trình tự giải quyết diễn ra như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ thông qua một trong các phương thức theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.

Bước 2: Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:

Thứ nhất, Tòa án tiếp nhận đơn

  • Nếu nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện
  • Nếu nộp theo đường dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn
  • Nếu nộp bằng phương thức gửi trực tuyến, Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.

Thứ hai, Tòa án xử lý đơn

Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Tạm ứng án phí

  • Căn cứ khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Thụ lý vụ án

Căn cứ khoản 3 và 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì việc thụ lý vụ án được tiến hành khi:

  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Theo khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 6: Mở phiên toà xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng theo quy định tại khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Các thủ tục tại phiên tòa diễn ra như sau:

  • Khai mạc phiên tòa;
  • Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
  • Xem xét, quyết định hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;
  • Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu;
  • Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu;
  • Tranh tụng tại phiên tòa: đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày;
  • Hỏi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng;
  • Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án;
  • Xem xét vật chứng;
  • Phát biểu của kiểm sát viên;
  • Nghị án và tuyên án.

Bước 7: Ra bản án

Hội đồng xét xử ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển.

Bước 8: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định của Điều 270 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

  • Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
  • Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Luật sư tư vấn về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển

Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ tư vấn về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển:

  • Tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh từ hợp đồng như sự kiện bất khả kháng, hợp đồng có đối tượng, hàng hóa không thể thực hiện được;
  • Tư vấn về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng;
  • Tư vấn, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Tư vấn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Tham gia vào quá trình Tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Thủ tục khởi kiện vụ án dân sự

Việc xác định sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng vận chuyển là hoạt động quan trọng. Quý khách hàng cần xác định những sự kiện nào được coi là sự kiện bất khả kháng để nhằm loại trừ trường hợp phải chịu trách nhiệm khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Để thuận tiện giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề sự kiện bất khả kháng, quý khách có thể liên hệ tới tổng đài 1900.633.716 để được các Luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí.

Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.7 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716