Trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng? Thông thường khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, các điều khoản về sự kiện bất khả kháng sẽ được xem xét để đưa ra các sự kiện phù hợp được xem là bất khả kháng. Bài viết dưới đây Luật L24H cung cấp một số thông tin pháp lý về trách nhiệm hàng hóa bị thiệt hại do có sự kiện bất khả kháng.
Trách nhiệm khi hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Thế nào được xem là sự kiện bất khả kháng?
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015). Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên không thực hiện đúng hay đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng có thể được miễn trách nhiệm nếu các bên không có thỏa thuận khác (Khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015, Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005).
Thông thường, khi soạn thảo điều khoản sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng, cần xem xét trường hợp nào được xem là bất khả kháng. Ví dụ như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, đình công,…
Như vậy, sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn ba điều kiện là sự kiện xảy ra một cách khách quan và không thể lường trước được, không thể khắc phục được, đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép mà không thể khắc phục được.
Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hoạt động thương mại
Trong các trường hợp dưới đây, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
CSPL: Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005.
Sự kiện bất kháng
Trách nhiệm của các bên khi xảy ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 295 Luật Thương mại 2005 thì trong trường hợp xảy ra thiệt hại tài sản do sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Như vậy, khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hành động hết mọi biện pháp có thể, thông báo cho bên bị vi phạm hậu quả có thể xảy ra có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
>>>Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vận chuyển hàng hóa
Hậu quả pháp lý khi xảy ra thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Khi xảy ra trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng thì:
- Các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng để thực hiện cộng với thời gian để khắc phục sự cố.
- Đối với trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng mà bên vi phạm đã thông báo cho bên bị vi phạm đồng thời áp dụng hết các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại thì trong trường hợp này không một bên nào được quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
- Các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra thì phải thông báo cho bên còn lại biết để bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ của mình.
CSPL: Điều 296 Luật Thương mại 2005
Tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp hàng hóa bị thiệt hại
- Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện đòi bồi thường hàng hóa bị thiệt hại;
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại;
- Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án;
- Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ có liên quan;
- Đại diện cho khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài.
Luật sư tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hàng hóa
>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Nếu vận chuyển hàng hóa bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm cần phải chứng minh được sự kiện đó là sự kiện bất khả kháng theo như hợp đồng hoặc quy định của pháp luật. Ngoài ra phải thông báo ngay cho bên kia được biết, đã áp dụng mọi biện pháp có thể để ngăn chặn thiệt hại. Như vậy, bên vi phạm có thể được miễn trách nhiệm cho thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra. Nếu quý bạn đọc còn những thắc mắc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các sự kiện bất khả kháng vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn hợp đồng, dân sự giải đáp. Xin cảm ơn.