Giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bảo hành sau khi hoàn thành công trình

Tranh chấp nghĩa vụ bảo hành sau khi hoàn thành công trình là một trong các tranh chấp phổ biến của Hợp đồng xây dựng sau khi công trình được nghiệm thu. Giống như tranh chấp trong Hợp đồng thương mại thì tranh chấp nghĩa vụ bảo hành công trình được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các phương thức giải quyết tranh chấp cũng như thẩm quyền giải quyết khi vi phạm nghĩa vụ bảo hành công trình.

Giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng

Giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng

Quy định về bảo hành công trình xây dựng

Yêu cầu về bảo hành

Căn cứ Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP bảo hành công trình xây dựng bao gồm các yêu cầu sau:

Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.

Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về:

  • Quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng;
  • Thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
  • Biện pháp, hình thức bảo hành;
  • Giá trị bảo hành;
  • Việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương.

Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.

Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:

  • 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
  • 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
  • Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định ở trên.

Như vậy, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu trên về bảo hành. Ngoài ra còn phải đáp ứng yêu cầu về thời gian bảo hành được trình bày ở phần dưới

Trách nhiệm của các chủ thể về bảo hành

Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 thì Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thi công. Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.Quy định này chỉ đề cập đến trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị mà chưa đề cập đến trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc bảo hành công trình xây dựng

Tại Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP đã quy định chi tiết về trách nhiệm bảo hành của cả chủ đầu tư và nhà thầu, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đối với chủ đầu tư hoặc người quản lý, sử dụng công trình

  • Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành;
  • Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về vận hành, bảo trì công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng công trình
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị.
  • Khi kết thúc thời gian bảo hành, Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu
  • Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.

Thứ hai, Đối với nhà thầu

  • Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng
  • Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư
  • Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành

Thời hạn bảo hành

Căn cứ khoản 5 Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thời hạn bảo hành Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:

  • Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.

Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định.

Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.

Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.

Các phương thức giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bảo hành công trình

Thứ nhất, Thương lượng

  • Thương lượng là phương thức được ưu tiên áp dụng đầu tiên trongquá trình giải quyết tranh chấp
  • Một trong các bên đề nghị để gặp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua email, điện thoại để thỏa thuận giải quyết tranh chấp
  • Phương thức này nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm cho các bên nhưng không mang tính ràng buộc cao

Thứ hai, Hòa giải

  • Là phương thức có sự tham gia của bên thứ ba, độc lập với Tòa án. Các bên phải thống nhất để lựa chọn bên thứ ba đứng ra hòa giải
  • Ưu điểm: nhanh chóng, tiết kiệmthời gian, hiệu quả nếu kết quả hòa giải thành
  • Nhược điểm: dù hòa giải không thành hay hòa giảithành thì đều phải trả một khoản chi phí cho hòa giải viên; nếu hòa giải không thành thì còn tốn thời gian để thực hiện phương thức giải quyết khác: khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài hoặc Tòa án

Thứ ba, Khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài

  • Để giải quyết tranh chấp bằng phương thức này, các bên phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực dưới dạng điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng có hiệu lực độc lập với hợp đồng
  • Phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành nhưng trong một số trường hợp Phán quyết trọng tài vẫn có thể bị hủy khi thuộc vào một trong các trường hợp như thỏa thuận trọng tài trái với quy định của pháp luật, chứng cứ do các bên cung cấp là giả mạo hoặc phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
  • Thời gian giải quyết bằng trọng tài được rút ngắn hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, mang tính ràng buộc cho các bên.

>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Thứ tư, Khởi kiện tại Tòa án

  • Đây là phương thức thường được một trong các bên tranh chấp lựa chọn để giải quyết
  • Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Ưu điểm: giải quyết triệt để tranh chấp và bản án, quyết định của Tòa án có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấm. Tuy nhiên, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí.

tranh chấp nghĩa vụ bảo hành công trình tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bảo hành công trình tại Tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bảo hành sau khi công trình nghiệm thu

Tranh chấp về nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng là một trong những loại tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nên căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án

Thẩm quyền theo cấp: Căn cứ khoản 1, 3 Điều 35 và điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Thông thường tranh chấp về nghĩa vụ bảo hành công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân cấp huyện.
  • Trong trường hợp mà có đương sự ở nước ngoài hoặc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự lấy lên giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền theo lãnh thổ: điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn: điểm a, b, c, g, h  khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
  • Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
  • Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
  • Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

Luật sư tư vấn tranh chấp nghĩa vụ bảo hành trong hợp đồng xây dựng

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến tranh chấp để khách hàng hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất cho khách hàng;
  • Tư vấn các điều kiện cần phải có khi khởi kiện tại Tòa hoặc Trung tâm Trọng tài
  • Hướng dẫn về trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ khởi kiện;
  • Đưa ra các đánh giá, ý kiến pháp lý về vụ việc đang xảy ra tranh chấp;
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp

Luật sư tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Bảo hành công trình sau khi hoàn thành việc xây dựng là một trong những vấn đề được các chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm khi giao kết hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau: thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng chưa chặt chẽ, hoặc là cố tình vi phạm của một trong các bên trong hợp đồng hoặc do những nguyên nhân khách quan mà khiến nhà thầu không thể thực hiện việc bảo hành gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ đầu tư. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần sự trợ giúp trong việc soạn thảo hợp đồng hay giải quyết tranh chấp hợp đồng thì hãy liên hệ Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được Luật sư chuyên về Tư vấn Hợp đồng tư vấn luật xây dựng một chi tiết và cụ thể nhất.

Scores: 5 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,853 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716