Quy định của pháp luật về xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao

Xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao là công tác nhằm phòng chống các tội phạm như thủ phạm lừa đảo qua mạng. Tội phạm công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, quy định về an ninh mạng, xâm phạm đến bí mật thông tin trên mạng của người khác và an toàn xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cụ thể hơn về việc xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Quy định của pháp luật về xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao

Quy định của pháp luật về xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao

Quy định về Tội phạm công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thì tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao. Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội gây ảnh hưởng và thiệt hại đến người dùng, thực hiện các hành vi lừa đảo gây ra các mối đe dọa,…

Qua đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao đã sử dụng tri thức, kỹ năng, kiến thức, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin để tác động đến các thông tin, dữ liệu đã được lưu trữ, xử lý trong hệ thống mạng máy tính, xâm phạm đến an toàn thông tin, gây tổn thất đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

>>>Xem thêm: Tội phạm công nghệ cao là gì?

Xác định hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao

Tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự an toàn thông tin, trong đó, trật tự an toàn thông tin được hiểu là những quy tắc xử sự (pháp lý, đạo đức hoặc quy tắc chuyên môn…) được Nhà nước và xã hội xác lập nhằm đảm bảo an toàn thông tin được lưu trữ, xử lý trong các hệ thống máy tính, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong việc khai thác, sử dụng các thông tin đó.

Tội phạm công nghệ cao đòi hỏi sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin một cách chuyên sâu. Các hành vi tội phạm công nghệ cao có thể bao gồm truy cập bất hợp pháp, can thiệp trái phép vào dữ liệu và hệ thống cá nhân, sử dụng thiết bị trái phép, gian lận và vi phạm liên quan đến máy tính.

Người thực hiện trực tiếp các hành vi phạm tội là những người có kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin với trình độ cao để khai thác và sử dụng các công cụ, phương tiện và máy móc hiện đại.

>>>Xem thêm: Tố giác tội phạm công nghệ cao

Các loại tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao được xếp vào nhóm các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông quy định từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

  • Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật
  • Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
  • Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
  • Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
  • Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
  • Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
  • Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng
  • Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh
  • Tội cố ý gây nhiễu có hại

Việc quy định rõ các hành vi vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mạng viễn thông là cần thiết để đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự trong không gian mạng. Các tội phạm công nghệ cao có thể gây nguy hiểm và gây tổn hại đáng kể cho các hệ thống mạng và dữ liệu của cá nhân, tổ chức và quốc gia.

Các loại tội phạm công nghệ cao

Các loại tội phạm công nghệ cao

Mức xử lý hình sự đối với một số tội phạm sử dụng công nghệ cao

Các loại tội phạm công nghệ cao sẽ có dấu hiệu cấu thành tội phạm cũng như mức xử phạt khác nhau. Dưới đây là một số tội phạm công nghệ cao phổ biến và mức xử phạt:

Đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản sẽ có mức phạt thấp nhất áp dụng với tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm và mức phạt cao nhất là từ 12 – 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 – 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản đối với các hành vi sau đây:

  • Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
  • Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
  • Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo trong thương mại, thanh toán điện tử, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đối với tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác sẽ có Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm và khung hình phạt cao nhất là 07 – 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm đối với các hành vi sau đây:

  • Sử dụng quyền quản trị của người khác;
  • Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển;
  • Can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử;
  • Lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ.

Được quy định tại Điều 289, Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung 2017

Mức xử phạt đã được xác định cụ thể để phù hợp với tính chất nghiêm trọng của các hành vi vi phạm và nhằm trừng phạt người phạm tội, đồng thời ngăn chặn và ngăn chặn các hành vi tương tự trong tương lai.

Mức xử phạt hình sự đối với một số tội phạm công nghệ cao

Mức xử phạt hình sự đối với một số tội phạm công nghệ cao

Luật sư tư vấn về tội phạm công nghệ cao

Những công việc cần thực hiện khi Luật sư tư vấn cho khách hàng như:

  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất cho bị can về việc tham gia sử dụng công nghệ cao;
  • Tư vấn về việc tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
  • Tư vấn về việc sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra công an tại viện kiểm sát, tòa án nhân dân để nghiên cứu phương án bảo vệ bị can sử dụng công nghệ cao;
  • Tư vấn làm đơn yêu cầu phản tố tới tòa án nhân dân để bảo vệ tốt nhất cho bị can.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy việc tăng cường hệ thống pháp lý, nâng cao nhận thức và kiến thức về an ninh mạng cho cả người dùng và cơ quan chức năng là rất quan trọng. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến tội phạm công nghệ cao, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư hình sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn.

Một số bài viết liên quan đến tội phạm công nghệ cao có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.6 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,949 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716