Các vấn đề về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

Thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần là một khía cạnh mà các nhà đầu tư sau khi thực hiện quy trình chuyển nhượng, mua bán cổ phần, phần vốn góp của mình quan tâm. Vì các doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân trong các giao dịch chuyển nhượng vốn của các thương vụ M&A đều luôn tìm cách nộp thuế ở mức ít nhất. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các quy định về thuế hiện hành. Do đó, thông qua bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề đóng thuế này.

thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

Vấn đề về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

Quy định về M&A theo phương thức mua cổ phần

Mua cổ phần theo Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp 2020 có thể được thực hiện theo hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Mua cổ phần là việc bên mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong công ty đã được thành lập và tồn tại trên thị trường nhằm mục đích trở thành chủ sở hữu, cổ đông hoặc thành viên của công ty mà mình mua cổ phần hoặc phần vốn góp. Từ đó có quyền điều hành công ty và đồng thời gián tiếp được sở hữu tài sản mà công ty mình mua cổ phần có.

Quy định cổ phần được mua bán theo Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2020  :

Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ trường hợp sau đây:

  • Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
  • Cổ phần bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty;
  • Cổ phần bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh; trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
  • Trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty hoặc nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.

Cổ phần được mua bán có thể bao gồm cổ phần hiện hữu hoặc là cổ phần mới do công ty đó phát hành.

M&A theo phương thức mua cổ phần được điều chỉnh bởi những sắc thuế nào

Nghĩa vụ thuế của bên chuyển nhượng

Bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, thì các thu nhập của doanh nghiệp có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất được tính theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Hoạt động mua bán cổ phần không chỉ là các thương vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm mua bán, sáp nhập mà còn có sự tham gia của cá nhân. Chủ sở hữu là cá nhân nắm giữ phần vốn hoặc cổ phần của doanh nghiệp thuộc đối tượng tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được tính theo thu nhập chịu thuế của người đó. Các lợi ích có thể nhận được từ việc chuyển nhượng mua bán phần vốn góp, cổ phần trong các doanh nghiệp của cá nhân được coi là thu nhập chịu thuế và có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân.

>>> Xem thêm: Thu nhập chịu thuế là gì?

Nghĩa vụ thuế của bên nhận chuyển nhượng

Bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vì bên chuyển nhượng đã thực hiện các nghĩa vụ về thuế vì có thu nhập, do đó bên nhận chuyển nhượng chỉ có nghĩa vụ nộp các loại lệ phí liên quan đến thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu đối với số cổ phần đã mua mà pháp luật quy định phải đăng ký. Tuy nhiên đối với trường hợp các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng, mua bán cổ phần về các nghĩa vụ thuế do bên nhận chuyển nhượng thực hiện thì bên nhận chuyển nhượng sẽ có nghĩa vụ thuế theo như hợp đồng.

Lưu ý về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

Nếu giao dịch mua cổ phần được thực hiện dưới hình thức phát hành cổ phần mới nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu nên bên mua lẫn bên bán có thể không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Tuy nhiên  điều này chỉ áp dụng trong trường hợp các công ty đủ điều kiện để phát hành cổ phần khi có nhu cầu tăng vốn theo Điều 15 Luật Chứng khoán 2019.

Các lưu ý về thuế

Các lưu ý về thuế

Thẩm định việc lựa chọn M&A thông qua mua bán cổ phần

Hiện nay, việc đầu tư thông qua các hoạt động mua bán sáp nhập M&A đang trở thành một làn sóng đầu tư mới đầy tiềm năng. Các giao dịch M&A đều mang tới những lợi ích nhất định thông qua phương thức giao dịch của tài sản hoặc mua cổ phần. Do đó việc M&A theo phương thức mua cổ phần cũng có những ưu và nhược điểm nhất định để cho các nhà đầu tư, bên mua lưu ý khi sử dụng.

Việc lựa chọn M&A theo thông qua việc mua bán cổ phần là phù hợp khi:

  • Công ty muốn bán cổ phần muốn ngừng kinh doanh hoặc muốn tìm đối tác, chia sẻ quyền điều hành.
  • Công ty muốn mua cổ phần đã tìm hiểu kỹ, nắm bắt được lượng thông tin, kiến thức phù hợp và cảm thấy an toàn khi đầu tư vào các doanh nghiệp, tổ chức khác.
  • Giao dịch mua bán cổ phần dễ đàm phán với các bên, đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian thực hiện.
  • Có đội ngũ tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc M&A theo phương thức mua cổ phần.

Việc M&A theo phương thức mua cổ phần là không phù hợp khi:

  • Công ty mua chưa đáp ứng đủ một số điều kiện về đầu tư tại Việt Nam.
  • Bên mua chưa tìm hiểu kỹ càng về bên bán.
  • Bên mua cổ phần phải mua toàn bộ những gì công ty bên bán đang có, có khả năng phải chịu rủi ro đối với số lượng cổ phần sở hữu bao gồm cả rủi ro pháp lý và rủi ro tài chính.
  • Khó khăn để có được sự chấp thuận từ các cổ đông còn lại của công ty bán hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

  • Tư vấn, phân tích các vấn đề về thuế liên quan đến doanh nghiệp và các bên khác liên quan khi tham gia giao dịch M&A.
  • Thẩm định về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần.
  • Cung cấp các thông tin về thuế khi M&A hiện hành.
  • Tư vấn các nghĩa vụ về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần của các bên.
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan khác.

>>> Tham khao thêm về: Dịch vụ tư vấn pháp luật thuế qua điện thoại tổng đài

Tư vấn về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

Tư vấn về thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuế khi M&A theo phương thức mua cổ phần bao gồm các quy định về thuế, nghĩa vụ về thuế của các bên, các lưu ý về thuế cũng như việc thẩm định lựa chọn M&A theo phương thức này. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, xin liên hệ Luật L24H qua số hotline: 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp nhanh và chính xác nhất.

Scores: 4.9 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716