Thủ tục đề nghị giám định lại tỷ lệ thương tích trong vụ án hình sự

Thủ tục đề nghị giám định lại tỷ lệ thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện khi xét thấy kết quả giám định cũ không chính xác. Trong vụ án hình sự, khi một cá nhân cảm thấy rằng kết luận giám định lần đầu không đúng với sự thật khách quan, họ có quyền đề nghị giám định lại tỷ lệ thương tích để có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Bài viết dưới đây của tôi sẽ phân tích cụ thể về vấn đề này.

Thủ tục đề nghị giám định lại trong vụ án hình sự

Thủ tục đề nghị giám định lại trong vụ án hình sự

Khi nào được giám định lại tỷ lệ thương tích trong vụ án hình sự

Giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác.

Ngoài ra, việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, hoạt động giám định lại sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.

Như vậy giám định lại được hiểu rằng là hoạt động thực hiện việc giám định lại khi kết luận giám định lần đầu có căn cứ cho rằng không chính xác. Việc thực hiện giám định sẽ do cơ quan trưng cầu giám định thực hiện hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng.

CSPL: Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khoản 2 Điều 29 Luật giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2020.

Thời hạn giám định lại tỷ lệ thương tích trong vụ án hình sự

Tại khoản 4 Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Đối với trường hợp bắt buộc phải Trưng cầu giám định để xác định tính chất thương tích, thời hạn giám định không quá 09 ngày quy định tại điểm khoản 1 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Quy định pháp luật về giám định lại trong vụ án hình sự

Quy định pháp luật về giám định lại trong vụ án hình sự

>>> Xem thêm: Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu

Hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu giám định lại thương tích

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, hồ sơ cần thiết cho việc giám định lại trong vụ án hình sự bao gồm:

  • Văn bản đề nghị giám định lại;
  • Tài liệu, vật chứng có liên quan (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc là người đại diện hợp pháp của họ.

Mẫu đơn đề nghị giám định lại thương tật trong vụ án hình sự bao gồm các nội dung sau:

  • Đơn đề nghị giám định lại thương tật (về việc giám định lại phần trăm thương tật đối với bị hại là…);
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Họ tên người đề nghị;
  • Các thông tin nhân thân của người đề nghị;
  • Căn cứ để đề nghị giám định lại;
  • Chữ ký người đề nghị giám định lại.

Trình tự thủ tục đề nghị giám định lại

Để có thể giám định lại trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện qua những cách thức sau:

Khi vụ án đang trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố thì bạn trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị giám định lại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định và trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho các bên liên quan.

Khi vụ án đang trong giai đoạn xét xử, tại phiên tòa bạn có thể yêu cầu giám định lại và Hội đồng xét xử lúc này sẽ ra quyết định giám định lại hay không căn cứ theo Điều 316 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Khi Hội đồng xét xử, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đồng ý với việc yêu cầu giám định lại thì chi phí giám định sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thực hiện thanh toán chi phí giám định dựa trên Điều 6 và Điều 8 Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục giám định thương tích

Giám định tỷ lệ thương tật ở đâu?

Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều  trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau:

  • Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an).
  • Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực.
  • Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.

Như vậy, khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỷ lệ thương tật cần phải đến một trong những tổ chức này theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Giám định thương tích ở đâu

Mẫu đơn yêu cầu giám định lại thương tật

>>> Tải mẫu đơn giám định thương tích: TẠI ĐÂY

 Đơn giám định thương tích lại thương tật

 Đơn giám định thương tích lại thương tật

Luật sư tư vấn đề nghị giám định lại thương tích trong vụ án hình sự

  • Giải đáp những vướng mắc pháp lý có liên quan đến thủ tục đề nghị giám định lại thương tích trong vụ án hình sự;
  • Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị yêu cầu giám định lại thương tích;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu giám định lại thương tật;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu giám định lại thương tích đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục đề nghị giám định lại thương tích trong vụ án hình sự.

Như vậy, khi kết luận giám định lần đầu có căn cứ cho rằng không chính xác. Quý độc giả có quyền đề nghị giám định lại tỷ lệ thương tích với cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Quý độc giả. Trên đây là bài viết về thủ tục đề nghị giám định lại trong vụ án hình sự. Ngoài ra nếu Quý độc giả có bất kì vướng mắc cần được tư vấn luật hình sự thì có thể liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để gặp luật sư chuyên về Luật hình sự hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.9 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,920 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716