Thủ tục kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại

Thủ tục kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại được quy định cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án dân sự. Thủ tục về kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại là vấn đề được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, … quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp các quy định pháp lý về kê biên tài sản cho Quý bạn đọc.

Kê biên tài sản của pháp nhân thương mại

Kê biên tài sản của pháp nhân thương mại

Thế nào là kê biên tài sản?

Trong tố tụng dân sự, kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế thi hành án mà Tòa án thực hiện để ngăn cản những hành vi trái pháp luật đối với tài sản trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự.

(Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Luật thi hành án dân sư 2014)

Trong tố tụng hình sự, kê biên là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo có thể bị phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Các loại tài sản không được kê biên

Tài sản không bị kê biên

Tài sản không bị kê biên

  • Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng
  • Tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức
  • Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
  • Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động
  • Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh
  • Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

(Điều 87 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung bởi Luật thi hành án dân sự 2014)

Trình tự kê biên tài sản trong tố tụng dân sự

Thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản

Kê biên tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Khoản 6 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do đó, người có thẩm quyền ra quyết định kê biên tài sản cũng là người có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

(Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Quy trình kê biên tài sản

Trình tự kê biên tài sản

  1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
  • Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.
  • Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
  • Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
  1. Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung bởi Luật thi hành án dân sự 2014.
  2. Kê biên tài sản phải lập biên bản
  • Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
  • Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

(Điều 88 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung bởi Luật thi hành án dân sự 2014)

Trình tự, thủ tục kê biên tài sản trong tố tụng hình sự

Nguyên tắc

  • Kê biên tài sản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
  • Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
  • Tài sản bị kê biên được giao cho người đứng đầu pháp nhân có trách nhiệm bảo quản; nếu để xảy ra việc tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì người này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
  • Khi kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt những người sau:
  • Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
  • Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên
  • Người làm chứng

(Điều 437 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Thẩm quyền kê biên tài sản

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Lệnh kê biên tài sản của những chủ thể trên phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa

(Khoản 2 Điều 128, Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Quy trình kê biên tài sản

  • Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và phải đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên.
  • Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
  • Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo.
  • Sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

(Khoản 4 Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Luật sư tư vấn về kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại

Dịch vụ tư vấn pháp lý

Dịch vụ tư vấn pháp lý

  • Tư vấn về tư cách pháp nhân thương mại
  • Tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn về kê biên tài sản
  • Tư vấn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tư vấn về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại

Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp một vài thông tin, quy định pháp lý về thủ tục kê biên pháp nhân thương mại Việc kê biên này nhằm mục đích đảm bảo thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn luật về thi hành án vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 hoặc email [email protected] để được đội ngũ luật sư Dân sự, Hình sự hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716