Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ là khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài trong hoạt động thương mại. Theo đó, các bên tranh chấp có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp. Như vậy, việc thu thập chứng cứ sẽ do bên trọng tài hay là do các bên tự cung cấp sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ

Hội đồng trọng tài thương mại là gì?

Hội đồng trọng tài là Bộ phận chuyên trách giải quyết tranh chấp thương mại trong trung tâm trọng tài thương mại gồm một hoặc một số trọng tài viên, được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc. Hội đồng trọng tài hoạt động theo đa số.

>>>Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì? đặc điểm, vai trò trong giải quyết tranh chấp

Theo đó, Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

Cơ sở pháp lý: Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010

Một bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài thu thập tài liệu chứng cứ không?

  • Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.
  • Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp. Phí giám định, định giá do bên yêu cầu giám định, định giá tạm ứng hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.

Như vậy một bên sẽ có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 46 Luật Trọng tài thương mại 2010

Triệu tập người làm chứng trong trọng tài thương mại như thế nào?

  • Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị triệu tập người làm chứng của Hội đồng trọng tài, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu triệu tập người làm chứng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra quyết định triệu tập người làm chứng.

Triệu tập người làm chứng trong trọng tài thương mại

Triệu tập người làm chứng trong trọng tài thương mại

Lưu ý: Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Văn bản phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết tại Trọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệu tập người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải có mặt.

Cơ sở pháp lý: Điều 47 Luật Trọng tài thương mại 2010

Thẩm quyền Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ.

Các biện pháp thu thập chứng cứ

  • Yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu;
  • Trưng cầu giám định;
  • Định giá tài sản;
  • Tham vấn ý kiến của các chuyên gia;
  • Các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ.

Cơ sở pháp lý: Điều 46 Luật Trọng tài thương mại 2010

Trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ

Bước 1: Một hoặc các bên gửi đơn yêu cầu đến Hội đồng trọng tài về yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp; trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp; tham vấn ý kiến của các chuyên gia;

Bước 2: không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp.

Bước 3: Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ.

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và gửi văn bản đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết để tiến hành việc giao nhận chứng cứ.

Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết đồng thời có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 46 Luật Trọng tài thương mại 2010

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại;
  • Tư vấn thẩm quyền, điều kiện giải quyết các tranh chấp của Trọng tài;
  • Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
  • Tham gia tố tụng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Có lẽ, việc thu thập chứng cứ có thể các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ có liên quan đến nội dung đang tranh chấp. Từ đó, Hội đồng trọng tài mới có thể giải quyết để đưa ra quyết định. Nếu có thắc mắc thêm về quyết định, huỷ phán quyết của Hội đồng trọng tài, xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.633.716 để LUẬT SƯ TƯ VẤN được hỗ trợ, tư vấn một cách cụ thể, chi tiết hơn. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716