Ký cược là gì, ký quỹ là gì, Ký cược khác ký quỹ như thế nào?

Ký cược là gì? ký quỹ là gì?” Đó là một dạng biện pháp bảo đảm nhằm để thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc ký cược, ký quỹ đều có chung một đặc điểm đó là chuyển giao tài sản từ bên này sang cho bên kia thông qua hợp đồng. Vì thế để hiểu rõ thêm về việc chuyển giao bằng tài sản hay nguồn vốn để được ký cược hoặc ký quỹ, Luật L24H xin được cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin cơ bản về ký cược, ký quỹ.

Ký cược là gì?  ký quỹ  là gì?

Ký cược là gì?  ký quỹ là gì?

Quy định pháp luật về ký cược

Quyền, nghĩa vụ các bên trong ký cược

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Quyền, nghĩa vụ các bên được quy định như sau:

Bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:

  • Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
  • Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;
  • Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.
  • Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược theo quy định;
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:

  • Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;
  • Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;
  • Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;
  • Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Lưu ý: Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Cơ sở pháp lý: Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Quy định về ký cược, ký quỹ

Quy định về ký cược, ký quỹ

Quy định pháp luật về ký quỹ

Quyền, nghĩa vụ các bên trong ký quỹ

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.

>>>Xem thêm: Quy trình thu hồi xử lý tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng

Quyền, nghĩa vụ các bên được quy định như sau:

Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

  • Hưởng phí dịch vụ;
  • Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
  • Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
  • Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

  • Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
  • Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
  • Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
  • Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

  • Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
  • Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
  • Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Phân biệt về ký cược và ký quỹ

Giống nhau:

  • Điều là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.
  • Đều có sử chuyển giao tài sản từ bên này sang cho bên kia.
  • Tài sản đảm bảo đều là một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
  • Có hai bên chủ thể: bên ký cước-bên nhận ký cước; bên đặt cọc-bên nhận đặt cọc

Phân biệt giữa ký cược và ký quỹ

Phân biệt giữa ký cược và ký quỹ

Khác nhau:

Ký cược Ký quỹ
Cơ sở pháp lý Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015

 

Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015
Khái niệm Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
Mục đích Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Tài sản bảo đảm Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá.
Chủ thể – Bên ký cược là bên thuê tài sản hoặc là người thứ ba.

– Bên nhận ký cược là bên cho thuê tài sản

– Bên ký quỹ

– Tổ chức tín dụng nhận ký quỹ

– Bên có quyền

 

Hậu quả pháp lý – Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê;

– Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

 

Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

 

Một số câu hỏi về ký cược và ký quỹ

Hợp đồng ký cược được thể hiện dưới hình thức nào?

  • Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Hình thức giao dịch dân sự:

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
  • Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy, hợp đồng ký cược có thể tùy ý xác lập việc ký cược và tùy từng trường hợp cụ thể, việc ký cược được xác lập theo lời nói hoặc văn bản. Để cho các bên có sự an toàn trong giao dịch nên xác lập bằng hình thức văn bản hoặc có thể có sự chứng kiến của bên thứ ba ngay tình khi giao dịch

Cơ sở pháp lý: Điều 119, Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015

Tiền ký quỹ có được chuyển sang cho chủ sở hữu mới không?

Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể nội dung này theo quy định chung nhất nhưng tại một số trường hợp luật định thì tiền ký quỹ có thể chuyển sang chủ sở hữu mới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, ví dụ sau đây sẽ làm cho Quý bạn đọc hiểu thêm về câu hỏi:

Một công ty A có số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty đã có quyết định giải thể doanh nghiệp, công ty đang làm thủ tục chuyển đổi mỏ sang chủ sở hữu. Vậy mỏ khai thác của công ty được chuyển đổi thì số tiền ký quỹ này có được chuyển sang cho chủ sở hữu không?

Trước hết, để trả lời cho ví dụ trên, giải đáp thế nào là tiền ký quỹ bảo vệ môi trường: Là khoản tiền bên ký quỹ gửi vào bên nhận ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm thực hiện các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Quy định chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như sau:

Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:

  • Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò;
  • Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản;
  • Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản;
  • Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.

Nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; giá trị chuyển nhượng và trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.

Như vậy, khi chuyển nhượng mỏ khai thác khoáng sản, trong hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện những nội dung cơ bản như trên, trong đó có quy định về nội dung “tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển”, từ đó số tiền ký quỹ sẽ được chuyển sang cho chủ mới

Cơ sở pháp lý: Điều 27 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật khoáng sản, khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại quỹ bảo vệ môi trường

Tư vấn về ký cược, ký quỹ

  • Tư vấn khách hàng những trường hợp khi ký cược hoặc ký quỹ;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký;
  • Đại diện khách hàng gặp gỡ cơ quan nhà nước để thực hiện thủ tục;
  • Nhận kết quả thay đổi đăng ký và chuyển lại cho khách hàng;
  • Những công việc pháp lý liên quan khác.

Ký cược, ký quỹ là những biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ cũng như có một số nghĩa vụ như thế chấp, đặt cọc… Mỗi hình thức đảm bảo nghĩa vụ sẽ có hậu quả pháp lý riêng khi không thực hiện đúng nghĩa vụ. Vì vậy, Luật L24H xin giới thiệu tới Quý khách hàng về những thông tin về ký cược, ký quỹ, nếu thắc mắc hoặc cần hỗ trợ kỹ càng hơn xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.633.716 hoặc Email [email protected] để được luật sư tư vấn chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716