Phát hành hồ sơ mời thầu khi chưa đủ điều kiện có bị phạt không là vấn đề mà nhiều nhà thầu chú ý, quan tâm. Hồ sơ mời thầu là tài liệu sử dụng trong đấu thầu để các bên nắm được những thông tin đến các dự án đấu thầu. Do đó, phát hành hồ sơ mời thầu rất là quan trọng, cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nếu chưa đủ điều kiện có thể bị xử phạt. Vì vậy, để tránh vi phạm luật đấu thầu cũng như sai phạm thường gặp trong đấu thầu thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu là gì?
Căn cứ vào khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 thì hồ sơ mời thầu được định nghĩa như sau: Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Thành phần của Hồ sơ mời thầu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 218 Luật Thương mại 2005, Hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Thông báo mời thầu;
- Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
- Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
- Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.
Như vậy, một hồ sơ mời thầu cần phải có đầy đủ các tài liệu trên.
Thông báo mời thầu
Quy trình lập hồ sơ mời thầu
Bước 1: Xác định loại gói thầu
Có thể kể đến các loại gói thầu như: gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, xây dựng hay gói thầu hỗn hợp
Bước 2: Xác định hình thức đấu thầu và phương thức đấu thầu
- Các hình thức đấu thầu được quy định cụ thể từ Điều 20 đến Điều 27 Luật Đấu thầu 2013, bao gồm: đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng
- Có 4 phương thức đấu thầu bao gồm: một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ. (Điều 28 đến Điều 31 Luật Đấu thầu 2013)
Bước 3: Xác định các mẫu hồ sơ mời thầu
Sử dụng mẫu hồ sơ mời thầu theo mẫu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Bước 4: Xây dựng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm được quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Bước 5: Xây dựng các yêu cầu về năng lực thực hiện hợp đồng tương tự
Bước 6: Xây dựng các yếu tố kỹ thuật
Bước 7: Xây dựng yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận
Bước 8: Xây dựng yêu cầu về tài chính, thương mại
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Luật Đấu thầu 2013, điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu bao gồm:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
- Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định;
- Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
- Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
- Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Luật Đấu thầu 2013, điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án bao gồm:
- Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;
- Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;
- Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định.
Như vậy, điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu phụ thuộc vào hồ sơ yêu cầu của gói thầu hay hồ sơ yêu cầu của dự án để xác định điều kiện phát hành chính xác.
Xử phạt trong việc phát hành hồ sơ mời thầu khi chưa đủ điều kiện
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 122/2021/NĐ-CP việc phát hành hồ sơ mời thầu khi chưa đủ điều kiện thì có thể xử phạt tiền từ 20 triệu động đến 30 triệu đồng.
Ngoài ra, phát hành hồ sơ mời thầu khi chưa đủ điều kiện có thể: Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu; bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đấu thầu; và có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm ( khoản 3 Điều 121, Điều 123, Điều 124 Nghị định 63/2014/NĐ-CP)
>>> Xem thêm: Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức vi phạm quy định về đấu thầu
Luật sư tư vấn mời thầu trong các dự án đấu thầu
- Tư vấn các điều kiện của hồ sơ mời thầu
- Tư các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
- Tư vấn và hỗ trợ về việc lập kế hoạch chọn nhà thầu
- Hỗ trợ trong việc lập hồ sơ mời thầu
- Hỗ trợ việc soạn thảo hợp đồng đầu tư sau khi đã lựa chọn được nhà thầu
Luật sư tư vấn các dự án đấu thầu
Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ hay là các dự án đầu tư và ai cũng mong muốn sẽ lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã đặt ra. Nhưng để lựa chọn được nhà thầu cần phải tiến hành những trình tự thủ tục phức tạp theo quy định của pháp luật; nếu có sự vi phạm sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý không mong muốn. Vì vậy, nếu khách hàng có bất kỳ sự thắc mắc cần luật sư hỗ trợ tư vấn luật đấu thầu thì liên hệ Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được luật sư tư vấn kịp thời và hiệu quả đảm bảo lợi ích tốt nhất.