Những điểm mới trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả năm 2023

Những điểm mới trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 tạo nên sự khác biệt so với các văn bản ban hành trước đó. Những điểm mới trong hồ sơ đăng ký này giúp hoàn thiện hơn thủ tục đăng ký quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Những điểm mới trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Những điểm mới trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Đăng ký quyền tác giả trong Luật sở hữu trí tuệ

Theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, đăng ký quyền liên quan như sau:

  • Đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
  • Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
  • Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
  • Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Theo đó, có thể hiểu đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là:

  • Việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận các thông tin về tác phẩm.
  • Việc nộp hồ sơ này không phải là thủ tục bắt buộc.
  • Chủ thể đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp. Điều này có nghĩa là pháp luật đã mặc định chủ thể đã đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan chính là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký, trừ trường hợp có chứng cứ cho việc chủ thể đã đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực sự đối với tác phẩm đã đăng ký.

Những điểm mới về hồ sơ đăng ký quyền tác giả

So với các văn bản đã ban hành trước đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã có những nội dung thay đổi về hồ sơ đăng ký quyền tác giả như sau:

Đơn đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 1 điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, đơn đăng ký quyền tác giả được quy định như sau:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tuy nhiên, đến khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, đã có sự thay đổi về tên gọi đơn đăng ký quyền tác giả thành hồ sơ đăng ký quyền tác giả, cụ thể:

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.

Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc thay đổi tên gọi đơn đăng ký quyền tác giả thành hồ sơ đăng ký quyền tác giả, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 còn bổ sung thêm một số hình thức nộp hồ sơ đăng ký như trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp những chủ thể có nhu cầu dễ dàng hơn trong việc thực hiện nộp hồ sơ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

>>> Xem thêm: Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả là bao lâu

Những thay đổi trong đơn đăng ký quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Bên cạnh việc kế thừa các quy định trên, khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 sửa đổi, bổ sung điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 bổ sung thêm một số nội dung như sau:

  • Đối với tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan: Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

Như vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung quy định về “tính chính chủ” đối với tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan, cụ thể: Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, điều này giúp nâng cao tính chính xác của hồ sơ, tránh trường hợp những người không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tiến hành thực hiện đăng ký quyền tác giả trải pháp luật.

Ngoài ra, người tiến hành đăng ký hồ sơ đăng ký quyền tác giả còn phải cung cấp được tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, yêu cầu mới được bổ sung này cũng giúp củng cố tính chính xác và hợp pháp đối với hồ sơ được đăng ký.

>>> Tham khảo thêm: Những thay đổi về quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ

Các quy định về chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyển liên quan, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đối với các hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

Theo quy định tại điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.

Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Cụ thể ở đây là Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận

Theo quy định tại điều 52 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022, thời hạn cấp giấy chứng nhận được quy định như sau:

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.

Như vậy, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp hồ sơ là mười lăm ngày trong trường hợp hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Hiệu lực của giấy chứng nhận

Theo quy định tại điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định là:

  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.

Như vậy, có thể thấy hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không chỉ tại khu vực đăng ký mà còn mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Điều này giúp dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc quản lý cũng như giải quyết vụ việc trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

Tư vấn về hồ sơ đăng ký quyền tác giả

  • Tư vấn về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Tư vấn về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Tư vấn về những điểm mới trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn giải đáp về những điểm mới trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đơn đăng ký quyền tác giả, các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, thời hạn của Giấy chứng nhận, hiệu lực của giấy chứng nhận. Quý khách hàng nếu có nhu cầu cần luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ chuyên sâu, cụ thể xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được Luật sư Luật L24H tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.6 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716