Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả là bao lâu?

Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả là một thắc mắc mà nhiều bạn trẻ đã hỏi. Với tinh thần sáng tạo ngày nay của giới trẻ, hàng loạt các tác phẩm văn học, âm nhạc, thơ ca ra đời ngày càng nhiều và việc bảo hộ quyền tác giả là cần thiết. Và thời gian để thực hiện việc giám định tư pháp về quyền tác giả hay quy trình giám định đã được pháp luật quy định rõ ràng.

Giám định tư pháp về quyền tác giả

Giám định tư pháp về quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

CSPL: Điều 4, khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022.

Hội nghị về quyền tác giả

Hội nghị về quyền tác giả

Giám định tư pháp về quyền tác giả theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định; chuẩn bị thực hiện giám định; thực hiện giám định; kết luận giám định; bàn giao kết luận giám định; lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định.

Việc giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp. Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc các nội dung: Xác định đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan; Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; Xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại và các nội dung khác có liên quan về quyền tác giả, quyền liên quan. Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.

Khi việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan hoàn thành, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.

CSPL: Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định tư pháp và thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định tư pháp về quyền tác giả

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định sở hữu trí tuệ, theo đó gồm các đối tượng sau:

  • Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ;
  • Tổ chức, cá nhân khác có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu trí tuệ.
  • Tổ chức, cá nhân khác được ủy quyền bởi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định nêu trên được yêu cầu tổ chức giám định sở hữu trí tuệ, người giám định sở hữu trí tuệ thực hiện giám định.

CSPL: khoản 2 Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả

Căn cứ Điều 6a Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 03/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quy định về thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là 03 tháng.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư  pháp 2012 được bổ sung 2020 quy định thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

Như vậy, thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là 03 tháng được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.

CSPL: Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 03/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Luật sư tư vấn về quyền tác giả

  • Hỗ trợ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm (âm nhạc, thơ ca,…)
  • Hỗ trợ chuẩn bị các hồ sơ liên quan như đăng ký bảo hộ quyền liên quan, sáng chế (phát minh,phần mềm máy tính,…), nhãn hiệu,…
  • Trực tiếp tiến hành các bước đăng ký bảo hộ quyền tác giả và làm việc trực tiếp với các cơ quan có thẩm quyền theo ủy quyền
  • Tính toán các thời hạn, các loại phí, lệ phí hành chính, các khoản tiền phải nộp để tiến hành các thủ tục trên
  • Tiến hành các thủ tục khởi kiện, khiếu kiện có liên quan.

Luật sư tư vấn về quyền tác giả

Luật sư tư vấn về quyền tác giả

Quyền tác giả là một loại hình của quyền sở hữu trí tuệ, việc giám định tư pháp về quyền tác giả là một việc thường xuyên diễn ra trong thời kỳ sáng tạo này. Trường hợp quý khách hàng gặp khó khăn,vướng mắc trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả hoặc các vấn đề liên quan cần luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ hotline: 1900633716 để được hỗ trợ luật sư Luật L24H tư vấn chi tiết miễn phí.

Scores: 5 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716