Người lao động nước ngoài nghỉ việc có cần trả lại thẻ tạm trú không

Người lao động nước ngoài nghỉ việc có cần trả lại thẻ tạm trú không là điều mà ắt hẳn người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam quan tâm. Khi xin nghỉ thì họ có bị thu hồi lại thẻ tạm trú và thủ tục thu hồi cũng như các trường hợp thu hồi được pháp luật quy định như nào mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.

Trả lại thẻ tạm trú đối với người lao động nước ngoài nghỉ việc

Trả lại thẻ tạm trú đối với người lao động nước ngoài nghỉ việc

Các trường thu hồi thẻ tạm trú của người nước ngoài

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 44 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh. Trong trường hợp có hành vi vi phạm thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc nhưng chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà thẻ tạm trú vẫn còn giá trị thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ thẻ tạm trú theo Điều 6 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

Thủ tục thu hồi thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài

Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Khi làm việc tại Việt Nam, vì một số lý do, người nước ngoài có thể chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Khi đó, doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh cho người nước người lao động nước ngoài sẽ phải thu hồi thẻ tạm trú và nộp lại cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 45 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019):

  • Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam.

Doanh nghiệp, công ty bảo lãnh phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quy định.

Phía công ty Việt Nam phải soạn thảo bản công văn, đồng thời gửi kèm theo thẻ tạm trú bản gốc của người nước ngoài khi nghỉ việc đã nộp lại. Ngoài ra các giấy tờ cần thiết khác như:

  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn của người nước ngoài.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh/Bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu của công ty.

>>> Xem thêm: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài

Thủ tục thu hồi thẻ tạm trú đối với người nước ngoài

Thủ tục thu hồi thẻ tạm trú đối với người nước ngoài

Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài trước thời hạn thì doanh nghiệp cần thực hiện theo thủ tục như trường hợp phía trên. Bên cạnh đó, công ty phải đề nghị cấp thị thực xuất cảnh ít nhất 15 ngày để người nước ngoài sắp xếp xuất cảnh về nước. Trong trường hợp, lao động nước ngoài vẫn có ý muốn làm việc tại Việt Nam, công ty có thể thực hiện thủ tục gia hạn thẻ tạm trú để người nước ngoài có thể đi tìm một công việc mới.

Theo đó, hồ sơ xin cấp thị thực 15 ngày cần chuẩn bị gồm:

  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh có công chứng, bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu công chứng.
  • Tờ khai theo mẫu quy định của pháp luật (mẫu NA5).
  • Bản gốc hộ chiếu còn hiệu lực của người nước ngoài.
  • Bản gốc thẻ tạm trú còn thời hạn của người nước ngoài.

Căn cứ pháp lý: Điều 10 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019).

>>> Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp

Quyền, trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp bảo lãnh

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo lãnh

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo lãnh

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:

  • Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:

  • Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
  • Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
  • Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
  • Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
  • Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
  • Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo HĐLĐ và đã được cấp thẻ tạm trú nhưng nay chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn thì công ty có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc không còn nhu cầu bảo lãnh người nước ngoài trong thời gian họ tạm trú tại Việt Nam.

Đồng thời, công ty có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi thẻ tạm trú của người lao động để nộp lại cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và xin cấp visa 15 ngày để người lao động có thời gian chuẩn bị xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Tư vấn về thu hồi thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài

  • Tư vấn những quy định mới về thường trú, tạm trú
  • Tư vấn các trường hợp thu hồi thẻ tạm trú của người nước ngoài.
  • Tư vấn thủ tục thu hồi thẻ thẻ tạm trú của người lao động nước ngoài trong trường hợp người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài.
  • Tư vấn quyền, trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp bảo lâu.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan theo yêu cầu của Quý khách hàng.

Việc người nước ngoài được doanh nghiệp bảo lãnh làm việc, sau đó lại muốn thay đổi công việc hay nghỉ việc diễn ra không ít. Vì vậy các kiến thức pháp luật liên quan đến thẻ tạm trú của người nước ngoài là quan trọng và cần thiết. Nếu trong quá trình tìm hiểu còn có vấn đề cần giải đáp, TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 để được Luật sư lao động tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.7 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716