Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất mới nhất năm 2024

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đấtmẫu đơn được sử dụng trong trường hợp người sử dụng đấtđề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất. Bài viết sẽ hướng dẫn mẫu đơn đúng với quy định pháp luật về đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất.

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất

Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất

Thửa đất là gì?

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Hiểu một cách đơn giản thửa đất chính là phần đất có ranh giới đã được xác định rõ các thông tin về mục đích, vị trí, số thửa. Việc xác định diện tích này được cơ quan địa chính đo đạc theo luật định một cách chính xác.

Việc xác định diện tích, hình dáng cũng như vị trí của thửa đất cần tuân theo những biện pháp đo đạc kỹ càng. Quá trình khảo sát, thu nhập thông tin sẽ giúp đơn vị quản lí xây dựng bản đồ chi tiết cũng như đo đạc đất một cách chính xác nhất. Hiện nay công tác quản lý, xử lý tranh chấp các thửa đất do cơ quan địa chính chịu trách nhiệm. Khi có bất kì thắc mắc, kiến nghị nào, người dân có thể liên hệ với đơn vị này để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013)

Hồ sơ khi thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có);
  • Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân;
  • Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch sử dụng đất;
  • Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền);

(Khoản 11, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021)

Hướng dẫn cách viết đơn xin tách thửa đất, hợp thửa đất

==>>CLICK TẢI FILE MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất

đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất

Mẫu đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất.

Người viết đơn chú ý các vấn đề sau:

Phần kính gửi

  • Gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
  • Gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Thông tin người sử dụng đất

  • Đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày và nơi cấp;
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch;
  • Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất;

Lưu ý: nếu quyền sử dụng đất là TÀI SẢN CHUNG của hai vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ  lẫn chồng;

  • Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Thông tin thửa đất

Người làm đơn phải thể hiện rõ các thông tin về thửa đất như trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Thửa số mấy, thuộc Tờ bản đồ số bao nhiêu, Địa chỉ thửa đất, Số phát hành Giấy chứng nhận, Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận, Diện tích sau khi tách thửa…)

Lý do thực hiện việc tách, hợp thửa đất

Người viết đơn ghi rõ lý do vì sao muốn tách hoặc hợp thửa đất. Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn tới việc tách thửa hoặc hợp thửa như:

  • Chuyển nhượng MỘT PHẦN quyền sử dụng đất;
  • Góp vốn bằng một phần quyền sử dụng đất;
  • Tặng cho một phần quyền sử dụng đất…

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của từng hộ gia đình, cá nhân mà ghi lý do tách thửa cho phù hợp.

Trình tự khi thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất

thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất

Điều kiện thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

(Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013, Khoản 11, Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT)

Luật sư tư vấn về thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất

  • Tư vấn về hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất
  • Hỗ trợ làm mẫu đơn tách thửa đất, hợp thửa đất
  • Tư vấn các giao dịch về đất đai liên quan đến đất tách, hợp thửa
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về đất tách, hợp thửa

Do đó, khi gặp khó khăn về các vấn đề pháp lý liên quan đến luật đất đai, tìm kiếm sự giúp đỡ của luật sư là điều vô cùng cần thiết. Để được đội ngũ luật sư dân sự dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp thắc mắc, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật đất đai của Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ giải đáp kịp thời miễn phí.

Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.5 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716