Đơn đề nghị giải quyết lún nhà nứt tường do nhà kế bên xây dựng là đơn đề nghị của gia đình có nhà bị lún, nứt nhà do nhà hàng xóm gây ra đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm về hành vi do nhà bên xây dựng gây ra thiệt hại làm lún nhà, nứt tường và xác định chủ thể sẽ bồi thường khi thực hiện những hành vi này trong quá trình xây dựng. Bài viết dưới đây Luật L24H thông tin đến quý bạn đọc về các vấn đề trên như sau.
Đơn đề nghị giải quyết lún nhà, nứt tường do nhà kế bên xây dựng
Trách nhiệm bồi thường do xây dựng làm lún nhà, nứt tường
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
- Có hành vi vi phạm xảy ra: trường hợp này là xây dựng nhà nhưng không xem xét khả năng gây thiệt hại cho nhà hàng xóm
- Có thiệt hại: thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại của căn nhà, cụ thể là làm lún nhà, nứt tường. Trong một số trường hợp thực tế, thiệt hại không chỉ dừng lại ở việc nứt tường nhà mà còn có thể bị sụt lún nhà hoặc nứt ngang, bể tường nhà; nhà bị nghiêng, rạn nứt, hư hỏng, nứt ngang nhà…
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra: hành vi xây dựng nhà nhưng không xem xét các yếu tố khác dẫn đến thiệt hại xảy ra cho nhà kế bên.
(Cơ sở pháp lý: Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
- Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
(Cơ sở pháp lý: Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015)
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường
- Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng: để xem là sự kiện bất khả kháng cần đáp ứng điều kiện đó là xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Do lỗi của bên bị thiệt hại: nhà hàng xóm xây dựng tuân thủ đúng các thông số kỹ thuật khi xây dựng để không ảnh hưởng đến tường nhà người khác, thiệt hại xảy ra không do lỗi của bên xây dựng thì bên bị thiệt hại tự chịu trách nhiệm.
( Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 156, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)
Mức xử lý vi phạm hành chính khi xây dựng công trình làm lún nhà, nứt tường nhà kế bên
- Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì:
- a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
- Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Mẫu đơn đề nghị giải quyết lún nhà, nứt tường do nhà kế bên xây dựng
Mẫu đơn đề nghị 1
Mẫu đơn đề nghị 2
Luật sư tư vấn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà kế bên xây dựng gây ra
- Soạn thảo đơn khởi kiện cho khách hàng
- Thu thập chứng cứ, đưa ra hợp lý, đầy đủ các thiệt hại cần bồi thường
- Luật sư xem xét và nghiên cứu sự việc gây ra thiệt hại làm lún nhà, nứt tường do nhà kế bên xây dựng để tư vấn hỗ trợ khởi kiện cho khách hàng;
- Thực hiện các thủ tục khởi kiện, liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thay mặt cho khách hàng giải trong quá trình giải quyết theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Tư vấn cơ sở pháp lý, đề xuất hướng giải quyết cho khách hàng khi khởi kiện ra Tòa án
- Trực tiếp tham gia với tư cách Luật sư bào chữa tại Tòa án cho khách hàng khi khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà kế bên xây dựng gây ra.
Nội dung bài viết trên đây Luật L24H thông tin đến quý bạn đọc về cách viết đơn và một số mẫu đơn đề nghị giải quyết lún nhà nứt tường do nhà kế bên xây dựng, hình thức xử lý vi phạm và trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại nhà cửa bị rạn nứt, sụt lún nghiêng do nhà hàng xóm xây dựng gây ra. Nếu còn gặp khó khăn thắc mắc về vấn đề pháp lý nội dung thông tin trên hoặc quý khách hàng có nhu cầu dịch vụ tư vấn về đơn đề nghị giải quyết lún, nứt nhà khi nhà kế bên xây nhà xin vui lòng liên hệ đến Luật sư tư vấn luật dân sự qua số Hotline 1900.633.716 để được tư vấn luật miễn phí, tận tình và cụ thể hơn. Xin cảm ơn!