Viết đơn khởi kiện bị đánh là công việc cần thực hiện để yêu cầu người gây thương tích phải bồi thường khoản tiền nhất định tương ứng với thiệt hại do hành vi đánh người gây ra. Người bị đánh chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật tố tụng dân sự. Trình tự, thủ tục và cách viết chi tiết nội dung khởi kiện đúng luật để tòa án chấp nhận giải quyết.
Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện bị đánh
Quy định về yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị đánh
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường khi bị đánh
Căn cứ quy định tại 584 Bộ luật Dân sự 205 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đánh người được phát sinh trong trường hợp sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Theo đó, hành vi đánh người đã xâm phạm trực tiếp đến ử khỏe của người khác gây thiệt hại về sức khỏe, tình thần cũng như các khoản tài chính của người bị đánh.
Nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi bị đánh như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
- Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Mức bồi thường khi bị đánh
Thiệt hại về sức khỏe
Hành vi đánh người sẽ gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trong hành vi. Ngoài ra người gây thơng tích cho người khác phải có nghĩa vụ bồi thường các khoản chi phí hợp lý khi gây thiệt hại về sức khỏe. Trong trường hợp này người bị đánh có thể yêu cầu mức bồi thường theo quy định về thiệt hại do sức khỏa bị xâm phạm. Cách xác định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm khi bị đánh dựa trên tiên chí sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật định.
Ngoài ra, người gây thương tích phải còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị đánh. Mức bồi thường này được các bên tự thỏa thuận hoặc trong trường hợp không thể thỏa thuận thì mức tối đa là không quá 50 lần mức lương cơ sở cho một người bị xâm phạm sức khỏe.
>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần được giải quyết như thế nào?
Thiệt hại về tính mạng
Trong trường hợp hành vi đánh người dẫn đến xâm phạm tính mạng của người bị đánh thì người có hành vi vi phạm phải thực hiện bồi thường những nội dung sau:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tính từ thời điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đó chết.
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng đối với các khoản tiền: mua quan tài; chi phí hỏa táng, chôn cất; các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc nuôi dưỡng trước khi chết.
Ngoài việc bồi thường về tính mạng thì người gây thương tích còn phải bồi thường khoản tiền bù đắp tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại, nếu không có những người này thì người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở cho một người có tính mạng bị xâm phạm.
Mức bồi thường khi bị đánh
Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị đánh
Hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện theo mẫu quy định;
- Căn cước công dân, hộ chiếu,..
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu bồi thường: Bên nhận bệnh viện, biện nhận đơn thuốc, biên nhận thu nhập thực tế,…
Thủ tục khởi kiện
Quy trình giải quyết khởi kiện khi bị đánh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại nộp 01 bộ hồ sơ khởi kiện theo quy định đến Tòa án có thẩm quyền.
- Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện.
- Bước 3: Thông báo tạm ứng án phí dân sự;
- Bước 4: Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí
- Bước 5: Thụ lý vụ án. Vụ án được thụ lý khi người khởi kiện nộp đơn biên lai tạm ứng án phí.
- Bước 6: Chuẩn bị xét xử
- Bước 7: Mở phiên tòa sơ thẩm
Cơ sở pháp lý: Phần hai Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
>>> Xem thêm: Trình tự, hủ tục khởi kiện vụ án dân sự theo quy trình đầy đủ nhất 2024
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện khi bị đánh
Mẫu đơn khởi kiện bị đánh
Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
>> Tham khỏa thêm: Mẫu đơn khởi kiện dân sự
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………..(1), ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2) ……………….
Người khởi kiện: (3) …………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: (5) …………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ (6): ………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ: (7) ………………………………………………(nếu có)
Địa chỉ: (8) …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (9): ……………………………………………(nếu có)
Địa chỉ: (10) ………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây: (11) ………………………………………..
Người làm chứng: (12) ……………………………………………………………………(nếu có)
Địa chỉ: (13) ………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………………………………… (nếu có); số fax: ……………………………………… (nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………………………………………………………………. (nếu có)
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1……………………………………………………………………………………………
2……………………………………………………………………………………………
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
………………………………………………………………………………………………
Người khởi kiện (16)
Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện dân sự
Nội dung đơn được hướng dân xghi như sau:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Cơ sở pháp lý: Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).
Những lưu ý khi viết đơn khởi kiện dân sự
Về nội dung và hình thức đơn khởi kiện
Nội dung: Nêu rõ nội dung khởi kiện, cụ thể vấn đề, người bị xâm phạm, nội dung bị xâm phạm, yêu cầu giải quyết những gì, đối với từng đối tượng liên quan.
Hình thức: Đúng mẫu theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, thể hiện đầy đủ thông tin của các đối tượng liên quan trong mẫu. Kèm theo các tài liệu chứng minh quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm.
Đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện đã được nêu trên.
Về người làm đơn khởi kiện
Người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện.
Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện.
Người không biết chữ, khuyết tật nhìn, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng và ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2,3 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Dịch vụ luật sư tư vấn khởi kiện khi bị đánh
Luật sư chuyên môn sẽ hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề sau:
- Tư vấn quy định xử lý hành vi đánh người
- Tư vấn mức bồi thường sức khỏe, tính mạng khi bị đánh
- Tư vấn quy trình khởi kiện yêu cầu bồi thường khi bị đánh
- Luật sư tham gia thỏa thuận, tham gia tố tụng tại Tòa án
Dịch vụ luật sư tư vấn
Khởi kiện khi bị đánh là quyền của người bị thiệt hại do hành vi đánh người gây ra. Người bị đánh cần chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng chứng minh thiệt hại sức khỏe và chi phí hợp lý theo quy định. Nếu khách hàng cần tư vấn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp bị đánh hãy liên hệ hotline 1900633716 để luật sư dân sự hỗ trợ chi tiết.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: