Luật sư tư vấn xử lý khi bị cơ quan thuế xử lý các vi phạm về thuế

Luật sư tư vấn xử lý khi bị cơ quan thuế xử lý các vi phạm về thuế là dịch vụ luật sư tư vấn cho những đối tượng bị xử lý vi phạm về thuế. Pháp luật về việc xử phạt các vi phạm về thuế có thể khiến cho các cá nhân, tổ chức bối rối khi áp dụng. Vì thế, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin liên quan đến hành vi vi phạm về thuế và phương thức xử phạt hành chính liên quan.

Luật sư tư vấn về vi phạm pháp luật về thuế

Luật sư tư vấn về vi phạm pháp luật về thuế

Các hành vi được xem là vi phạm về thuế

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định vi phạm hành chính về thuế là:

  • Hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
  • Không phải là tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
  • Hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó Luật Quản lý thuế 2019 quy định cụ thể những hành vi sau là hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế:

Thứ nhất, hành vi vi phạm thủ tục thuế được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019, gồm:

  • Hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế.
  • Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
  • Hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật Hải quan.
  • Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, trừ trường hợp người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn quy định.
  • Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  • Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Thứ hai, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu được quy định tại khoản 1 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019, gồm:

  • Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, trên các hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
  • Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng.

Thứ ba, hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019, gồm:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.

>>> Xem thêm: Trốn thuế bao nhiêu thì bị khởi tố hình sự

Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế như thế nào?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thuế

Thẩm quyền xử phạt vi phạm về thuế thuộc về nhiều đối tượng tương ứng với từng trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Thứ nhất, công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.

Thứ hai, Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:

  • Phạt cảnh cáo.
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 10; khoản 2, 3, 4 Điều 11; khoản 1 Điều 14; điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2, 3 Điều 21; khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 2, 3 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; điểm a, c khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 29; khoản 1 Điều 30 Nghị định này.

Thứ ba, Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:

  • Phạt cảnh cáo.
  • Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.
  • Phạt tiền đối với hành vi quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này.
  • Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Thứ tư, Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:

  • Phạt cảnh cáo.
  • Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.
  • Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này.
  • Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Thứ năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

  • Phạt cảnh cáo.
  • Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.
  • Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định này.
  • Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Đối tượng nào bị xử lý vi phạm về thuế?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, những đối tượng sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế khi có vi phạm:

Thứ nhất, người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

  • Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.
  • Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Các mức phạt vi phạm về thuế

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các hình thức xử phạt chính đối với vi phạm hành chính về thuế bao gồm hai hình thức: Cảnh cáo và phạt tiền.

Theo quy định, hình thức xử phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này. Trong khi đó, hình thức xử phạt phạt tiền có hạn mức xử phạt cụ thể như sau:

  • Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
  • Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
  • Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Các trường hợp vi phạm thủ tục thuế không xử phạt hành chính

Đối tượng có hành vi vi phạm thủ tục thuế sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản thuế trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 141 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

  • Người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn.
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.

Bên cạnh đó, Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định thêm về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, cụ thể như sau:

  • Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế do thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế (kể cả các văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực), trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa phát hiện sai sót của người nộp thuế trong việc khai, xác định số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng sau đó hành vi vi phạm hành chính về thuế của người nộp thuế bị phát hiện.
  • Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với trường hợp khai sai, người nộp thuế đã khai bổ sung hồ sơ khai thuế và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
  • Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
  • Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.

Cần làm gì khi bị cơ quan thuế xử lý vi phạm về thuế?

Những việc cần làm để xử lý quyết định xử phạt về thuế

Những việc cần làm để xử lý quyết định xử phạt về thuế

Khi nhận được quyết định xử lý vi phạm về thuế, cá nhân hoặc tổ chức có thể dựa trên những căn cứ sau để xác định liệu quyết định của Cơ quan thuế có trái pháp luật không; từ đó cá nhân, tổ chức có thể thực hiện khiếu nại về quyết định xử phạt này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các căn cứ cụ thể như sau:

  • Xem xét việc xử lý vi phạm về thuế có vượt quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản thuế theo như quy định tại Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  • Xem xét thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  • Xem xét bản thân người nộp thuế có được loại trừ không xử lý vi phạm hành chính về thuế không, căn cứ vào khoản 2 Điều 141, khoản 3 và 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019; Điều 9 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
  • Xem xét căn cứ xử phạt, mức xử phạt đã đúng quy định tại Điều 141, Điều 142 và Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019; Điều 7, Điều 10 đến Điều 17 và Điều 38 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Mẫu giải trình vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn 

Luật sư tư vấn xử lý khi cơ quan thuế xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Cá nhân, tổ chức khi nhận được quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế có thể lúng túng không biết cách giải quyết làm sao để có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi đó, sự tham vấn của những luật sư có chuyên môn cao đóng vai trò cực kỳ cần thiết. Sau đây là một số dịch vụ pháp lý về thuế mà cá nhân, tổ chức có thể tham khảo:

  • Tư vấn điều kiện được miễn xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
  • Tư vấn thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
  • Tư vấn mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
  • Soạn thảo đơn khiếu nại quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế trái pháp luật.

Dịch vụ luật sư tư vấn xử lý khi bị xử phạt về thuế

Dịch vụ luật sư tư vấn xử lý khi bị xử phạt về thuế

Có nhiều vấn đề xoay quanh quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Điều này khiến cho các cá nhân và tổ chức khó nắm bắt và thực hiện nhằm đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bạn đọc có nhu cầu được luật sư tư vấn chuyên sâu về thuế, xin vui lòng liên hệ đến số HOTLINE 1900.633.716 để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất.

Scores: 4.5 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 218 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716