Luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp

Luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong các vụ án có tranh chấp giữa các bên với nhau. Để tránh tốn nhiều thời gian, chi phí, đồng thời có thể ảnh hưởng đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh của chính mình, việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán, hòa giải sẽ là một giải pháp tối ưu. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến Quý bạn đọc về vấn đề trên trong giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải

Luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải

Các hình thức giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán

Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 1 Điều 317 Luật Thương mại 2005, cùng với các hình thức khác như hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.

Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng được hiểu là phương pháp giải quyết tranh chấp mà trong đó các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, đàm phán và tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng nhằm loại bỏ tranh chấp, đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không nhận bất kỳ sự can thiệp hay phán quyết nào từ bên thứ ba.

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thì thương lượng được coi là phương thức phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay, vì giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp còn tùy thuộc vào thiện chí của các bên đối với việc giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải cũng là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 2 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Cũng theo Điều 6 nghị định này, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào hai bên tranh chấp. Tương tự như thương lượng, đàm phán thì phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải chỉ phát huy tác dụng khi các bên có thiện chí giải quyết tranh chấp với nhau.

>>> Xem thêm: Hòa giải thương mại có phải là hình thức giải quyết tranh chấp bắt buộc

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại

Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005.

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp bằng cách đưa ra những phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.

Căn cứ theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Như vậy, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài chỉ được giải quyết khi các bên có thỏa thuận trọng tài theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án

Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án được quy định tại khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại 2005 về các hình thức giải quyết tranh chấp. Đây là phương án giải quyết khi hai bên không có sự thống nhất chung trong cách giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án là phương pháp giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Tòa án tiến hành giải quyết các tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ về các vụ án tranh chấp nếu các bên không có sự tự nguyện tuân thủ thì sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.

Trong trường hợp các bên trong tranh chấp đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại mà một trong các bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án sẽ từ chối thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Tranh chấp nào thì cần nhờ Luật sư tham gia thương lượng giải quyết

Tùy theo vụ việc thì thời điểm thuê Luật sư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nên cân nhắc sao để Luật sư có thể vào cuộc sớm nhất để có thể nắm bắt và giải quyết được một cách trọn vẹn giúp các bên tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Luật sư có thể tham gia thương lượng giải quyết các tranh chấp sau:

  • Tranh chấp đất đai;
  • Tranh chấp thừa kế;
  • Tranh chấp hợp đồng dân sự
  • Tranh chấp hợp đồng thương mại;
  • Tranh chấp lao động;
  • Tranh chấp bảo hiểm;
  • Tranh chấp tài sản trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tranh chấp quyền nuôi con;
  • Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, quyền chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại…
  • Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  • Các tranh chấp khác mà pháp luật quy định.

Như vậy, đối với hầu hết các tranh chấp bất kỳ khi xảy ra, biện pháp thương lượng nên được ưu tiên giải quyết, với sự trợ giúp của Luật sư trong thương lượng sẽ giúp bạn đạt được quyền và lợi ích chính đáng một cách tối ưu nhất.

Vai trò của luật sư tư vấn tham gia thương lượng, đàm phán, hòa giải

Luật sư tư vấn có thể tham gia vào phương thức thương lượng, đàm phán, hòa giải với tư cách là người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Do đó, luật sư có thể là người trực tiếp thương lượng hoặc trợ giúp khách hàng đàm phán, hòa giải giải quyết tranh chấp với đối tác trong phương thức đó

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định pháp luật, là người am hiểu pháp luật và trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu nhằm thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, vì vậy luật sư có vai trò rất lớn khi tham gia thương lượng, đàm phán, hòa giải các tranh chấp. Một số vai trò của Luật sư như sau:

  • Tìm được một giải pháp hợp lý đối với tất cả các bên;
  • Truyền tải đầy đủ được quan điểm, ý chí của khách hàng của mình đến bên kia trong tranh chấp;
  • Tạo lập sự tiếp xúc giữa các bên, làm cho không khí bớt căng thẳng, tạo ra một bầu không khí tin tưởng lẫn nhau;
  • Tìm ra một giải pháp hoà giải, ít tốn kém về tiền bạc và thời gian;
  • Chuẩn bị cho khách hàng và cần phải quán triệt với khách hàng các cách thương lượng, đàm phán, hòa giải phù hợp;
  • Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý có căn cứ, lựa chọn phương pháp đàm phán phù hợp cho hai bên, đề xuất các giải pháp dựa vào tính chất của mỗi vụ việc.

Như vậy, với kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin tốt, luật sư có thể giúp quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải của hai bên có hiệu quả hơn, giúp bản thân khách hàng đạt được mong muốn tốt nhất trong quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải khi giải quyết tranh chấp.

Dịch vụ luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp

Nội dung dịch vụ

Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên, bao gồm:

  • Nắm được ưu và nhược điểm của khách hàng đối với tranh chấp cần giải quyết, phân tích các mong muốn của khách hàng;
  • Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp, lập phương án giải quyết tranh chấp;
  • Phân tích pháp lý các phương án giải quyết tranh chấp;
  • Hỗ trợ, đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải với bên tranh chấp để giải quyết tranh chấp;
  • Trực tiếp soạn thảo các giấy tờ đơn từ cần cho quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải để giải quyết tranh chấp;
  • Các vấn đề pháp lý phát sinh khác.

Dựa trên các nội dung dịch vụ luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải cung cấp, Luật L24H luôn đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng một cách tối ưu nhất.

Chi phí dịch vụ

Chi phí sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn sẽ không cố định cho tất cả các vấn đề và vụ việc của Quý khách hàng. Chi phí cho dịch vụ luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp được xác định trên các tiêu chí sau:

  • Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
  • Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
  • Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Dựa vào các tiêu chí kể trên Luật L24H sẽ đưa ra một mức phí cụ thể và mức phí này sẽ được ghi nhận vào hợp đồng dịch vụ pháp lý. Chi phí cho dịch vụ luật sư tư vấn thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp luôn được căn cứ vào những loại phí như sau:

Phí Tư Vấn Trực Tiếp Ban Đầu

Phí luật sư tư vấn trực tiếp là 1.000.000đ/lần tiếp. Phí này sẽ được hoàn lại khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật L24H về sau.

Phí Dịch Vụ Thanh Toán Theo Hạng Mục Hoàn Thành Cố Định

  • Phí được đưa ra dựa vào sự việc của khách hàng yêu cầu và tùy vào hồ sơ thực tế của từng vụ việc.
  • Phí được dự trù tổng thể và tách ra thanh toán theo lộ trình công việc dịch vụ luật sư hoàn thành. (chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn biến thực tế của quá trình giải quyết vụ việc)
  • Chi phí dịch vụ Luật sư nêu trên không bao gồm các khoản phí, lệ phí Nhà nước, các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác mà Quý khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa khách hàng với bên thứ ba

Luật sư tham gia thương lượng, đàm phán, hòa giải

Luật sư tham gia thương lượng, đàm phán, hòa giải

Việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán, hòa giải xuất phát từ thiện chí của các bên. Tuy nhiên, để nắm bắt được một cách chi tiết và toàn vẹn vấn đề pháp lý, cùng những ưu điểm và bất lợi của mình, Luật sư sẽ giúp để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc hay cần sử dịch vụ luật sư dân sự giải quyết tranh chấp, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được Luật L24H tư vấn hỗ trợ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Một số bài viết Luật sư giải quyết tranh chấp có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.5 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716