Dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa bảo vệ thân chủ hình vi trốn thuế

Dịch vụ Luật sư tư vấn bào chữa bảo vệ thân chủ hình vi trốn thuế hỗ trợ thân chủ hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến hành vi trốn thuế. Tư vấn hướng giải quyết phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thân chủ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan nhà nước. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về vai trò, lợi ích của việc sử dụng dịch vụ luật sư khi vi phạm luật thuế.

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tội trốn thuế

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tội trốn thuế

Khi nào bị truy cứu tội trốn thuế?

Chủ thể

  • Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Là pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại; vì lợi ích và có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại; chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015.

CSPL: Khoản 1 Điều 12 và Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015.

Xem thêm: Khung hình phạt pháp nhân thương mại đối với tội trốn thuế

 Khách quan

Mặt khách quan của tội trốn thuế thể hiện ở hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Hành vi này thường thể hiện ở việc gian dối trong kê khai hàng hóa trong sản xuất hoặc kinh doanh.

Chủ quan

Người phạm tội biết rõ hành vi trốn thuế của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện tội phạm.

Khách thể

Tội trốn thuế xâm phạm quy định của Nhà nước về thuế làm suy giảm đến ngân sách Nhà nước.

Hình phạt cho hành vi trốn thuế

Xử phạt hành chính

Thứ nhất, Phạt tiền 1 lần số thuế trốn có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
  • Sử dụng chứng từ không hợp pháp.
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
  • Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Thứ hai, Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Thứ ba, Phạt tiền 2 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trên mà có một tình tiết tăng nặng.

Thứ tư, Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trên mà có hai tình tiết tăng nặng.

Thứ năm, Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi trên mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên.

CSPL: Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội trốn thuế được quy định tại Khoản 1,2,3,4 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 các hình thức xử phạt đối với cá nhân:

  • Bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng khi trốn thuế từ 100.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc các tội tại Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 02 năm khi phạm tội có tổ chức; số tiền từ 300.000.000 đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm.
  • Bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
  • Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội trốn thuế được quy định tại Khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 các hình thức xử phạt đối với pháp nhân thương mại (bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác):

  • Trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
  • Phạm tội Có tổ chức; Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội 02 lần trở lên bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm phạm tội với số tiền từ 1.000.000.000 đồng;
  • Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn khi phạm tội thuộc quy định tại Điều 79 Bộ luật này;
  • Có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mức phạt về hành vi trốn thuế

Mức phạt về hành vi trốn thuế

Tham khảo thêm: Trốn thuế bao nhiêu thì bị khởi tố hình sự

Nội dung công việc luật sư tư vấn bào chữa tội trốn thuế

Tư vấn pháp luật

  • Tư vấn quy định của pháp luật về tội trốn thuế;
  • Tư vấn về các hành vi vi phạm tội trốn thuế;
  • Tư vấn mức phạt của tội trốn thuế;
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự, bào chữa cho tội trốn thuế.

Soạn thảo đơn từ

  • Đơn xin giảm nhẹ hình phạt
  • Đơn xin chuyển khung hình phạt
  • Đơn kháng cáo
  • Đơn xin bảo lãnh
  • Đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Đơn kêu oan

Luật sư bào chữa

Các công việc mà Luật sư bào chữa thực hiện khi tham gia bào chữa tại Tòa án để bảo vệ thân chủ:

  • Nghiên cứu hồ sơ, đưa ra phương án bào chữa, bảo vệ tốt nhất: Không đồng ý với tội danh mà thân chủ bị truy tố, không đồng ý về hình phạt mà thân chủ bị áp dụng, xin giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ.
  • Tư vấn, hướng dẫn người nhà thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, thu thập các tài liệu giảm nhẹ hình phạt.
  • Tham gia các phiên hỏi cung, đối chất, xét xử.
  • Tự mình hoặc Đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ có lợi cho thân chủ.

Tư vấn về các hành vi trốn thuế theo luật

Tư vấn về các hành vi trốn thuế theo luật

Tham khảo thêm: Điều kiện xin hưởng án treo phạm tội trốn thuế

Lợi ích khi có luật sư bào chữa

Với vai trò là bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, luật sư bào chữa là người có sự hiểu biết và kiến thức sâu sắc về pháp lý, cũng như với kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý:

  • Luật sư giúp bị can/bị cáo hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết và các vấn đề khác khi bào chữa.
  • Luật sư thu thập các tài liệu, chứng cứ nhằm minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi phát hiện có sai phạm trong quá trình giải quyết vụ án.
  • Luật sư trực tiếp bào chữa cho bị can/bị cáo tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.

Phương thức liên hệ Luật sư bào chữa tội trốn thuế

Quý khách hàng có thể liên hệ với dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự tại Luật L24H thông qua các kênh hỗ trợ sau:

  • Tư vấn qua EMAIL: info@luat24h.com.vn
  • Tư vấn qua FACEBOOK: https://www.facebook.com/LuatL24H
  • Tư vấn luật qua ZALO: 0939568950
  • Trả lời tin nhắn trực tiếp trên WEBSITE
  • Để nhận hỗ trợ tư vấn luật hình sự miễn phí qua tổng đài điện thoại: Chỉ cần dùng điện thoại cá nhân gọi về số tổng đài trực tuyến 1900.633.716 và trình bày nội dung cần tham vấn với luật sư hình sự.
  • Tư vấn bào chữa trực tiếp tại trụ sở văn phòng công ty tại TP.HCM: 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
  • Chi nhánh văn phòng tư vấn luật tại TP Hà Nội:Tầng 6 tòa nhà MD Complex, số 68 Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, quận Từ Liêm, Tp. Hà Nội
  • Chi nhánh văn phòng tại TP. Cần Thơ: 207 Nguyễn Tri Phương, Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Tất cả các thông tin liên quan đến dịch vụ Luật sư tư vấn bào chữa Tội trốn thuế đã được chúng tôi giới thiệu và trình bày chi tiết thông qua bài viết trên. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu Tư vấn luật Hình sự hoặc thuê Luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự thì xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 261 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716