Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc ở đâu?

Khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là việc khởi kiện khi nhận thấy quyết định buộc thôi việc không đúng quy định pháp luật. Buộc thôi việc là việc xử lý kỷ luật nặng nhất đối với các cán bộ, công chức khi làm việc tại cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây của sẽ cung cấp những thông tin liên quan về quy định khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc

Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc

Khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức ở đâu?

Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại năm 2011 quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 51. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật khiếu nại 2011

>>> Tham khảo thêm về: Công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Thời hiệu khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc

Thời hiệu khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định kỷ luật thôi việc.

Trường hợp đương sự khiếu nại:

Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

Cơ sở pháp lý: điểm a, khoản 2, Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015.

Thời hiệu khởi kiện hành chính

Thời hiệu khởi kiện hành chính

Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định

Theo khoản 2 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm quyền giải quyết khiếu kiện thuộc về Toà án nhân dân: Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

Cụ thể:

  • Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết với Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (khoản 2 Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015)
  • Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết với Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (khoản 6 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015)

Trình tự thủ tục khởi kiện quyết định hành chính cá biệt

Hồ sơ

  • Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
  • Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
  • Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
  • Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Cơ sở pháp lý: Điều 118 Luật tố tụng hành chính 2015

Thủ tục

Bước 1: Cá nhân phải làm đơn khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc và phải đảm bảo đầy đủ những nội dung theo quy định tại Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 và mẫu số 01-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ đi kèm đến Toà án có thẩm quyền giải quyết bằng các phương thức

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính.
  • Gửi trực tuyến qua Cổng Dịch vụ Công quốc gia (nếu có).

Bước 3: Tòa án nhận đơn khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và phải đưa ra một trong các quyết định:

  • Thụ lý vụ án và giải quyết theo tố tụng hành chính.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền.
  • Trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015.

Trình tự thủ tục khởi kiện hành chính

Trình tự thủ tục khởi kiện hành chính

Cơ sở pháp lý: Điều 117. Điều 118, Điều 119, Điều 121 Luật tố tụng hành chính 2015

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Luật sư tư vấn khi công chức khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc

  • Tư vấn về các vấn đề liên quan tới khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • Tư vấn chi tiết về thời hiệu, thẩm quyền và trình tự thủ tục khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc
  • Soạn thảo văn bản, hồ sơ, đơn từ khiếu nại, khiếu kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền
  • Luật sư đại diện tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đa cho thân chủ khi có tranh chấp

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp lao động

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi làm việc., Cán bộ, công chức cần biết rõ những khái niệm, thời hiệu, thẩm quyền cũng như trình tự thủ tục mà pháp luật quy định để không bị thiệt về lợi ích đáng có. Nếu Quý khách có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần luật sư tư vấn luật lao động miễn phí vui lòng liên hệ qua tổng đài trực tuyến: 1900.633.716. để được hỗ trợ.

Scores: 5 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716