Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là một trong các hoạt động giao thông đường thủy nội địa. Và đây cũng là một loại hình kinh doanh được điều chỉnh trong các luật, nghị định về kinh doanh và đầu tư. Vậy các quy định về điều kiện kinh doanh loại hình này và trình tự thủ tục là như thế nào và được điều chỉnh bởi luật nào thì bài viết sau đây Luật L24H sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin đó. Xin mời tham khảo!

Kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi 2014, 2018:  Hoạt động giao thông đường thủy nội địa gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa và quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa.

Theo quy định tại Khoản Điều 77 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, sửa đổi 2014 thì hoạt động vận tải đường thủy nội địa gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động vận tải kinh doanh. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Theo quy định tại khoản 2,3 Điều 3 Nghị định 110/2014/NĐ-CP thì  Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải. Tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định là tuyến được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, được xác định bởi cảng, bến nơi đi và cảng, bến nơi đến.

Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa

Trước đây, tại Điều 5 Nghị định 110/2014/NĐ-CP có quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
  • Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
  • Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Nhưng hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/09/2018 bãi bỏ một số điều của Nghị định số 110/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Mà kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là loại hình kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2020.

Do đó, để kinh doanh loại hình vận tải này cần đáp ứng một điều kiện duy nhất là đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty kinh doanh vận tải

Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa

Để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa thì cần phải thành lập cơ sở kinh doanh vận tải hàng hóa bằng cách đăng ký kinh doanh hành nghề vận tải đường thủy nội địa. Do đó, hồ sơ và thủ tục chuẩn bị sẽ là thủ tục hồ sơ thành lập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Điều lệ công ty

Danh sách thành viên, cổ đông

Bản sao các giấy tờ như:

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân, thành viên, cổ đông (tùy loại hình doanh nghiệp muốn thành lập);
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức (đối với thành viên là tổ chức);
  • Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

CSPL: Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

>>> Xem thêm: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu?

Thủ tục

Về thủ tục đăng ký kinh doanh có thể nộp hồ sơ bằng những cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

Sau khi nộp hồ sơ thì sau 3 ngày làm việc Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ về.

CSPL: Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở chính.

Cụ thể cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

  • Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
  • Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

>>>Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp trọn gói giá rẻ

Tư vấn về giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa

Với đội ngũ Luật sư chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm và tận tâm của Luật L24H sẽ hỗ trợ khách hàng các thủ tục như sau:

  • Tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa;
  • Tư vấn các loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp với khách hàng;
  • Tư vấn các thủ tục đăng ký và sau đăng ký kinh doanh;
  • Tư vấn các thủ tục liên quan đến kinh doanh như thuế, bảo hiểm,…;
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo đơn từ về các vấn đề khác liên quan.

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là một loại hình kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật Đầu tư 2020. Để kinh doanh được loại hình này thì cần phải tuân thủ các quy định về đăng ký giấy phép thành lập cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 02/2021/NĐ-CP. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được các Luật sư tư vấn doanh nghiệp của Luật L24H giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.9 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716