Dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý nội bộ doanh nghiệp uy tín chuyên nghiệp

Việc sử dụng dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý nội bộ doanh nghiệp một cách cụ thể có thể giúp mọi người trong doanh nghiệp thực thi các quy chế của công ty một các linh hoạt hơn. nội bộ được xem là hành lang pháp lý rất quan trọng trong công tác quản lý điều hành. Để hiểu rõ hơn về văn bản pháp lý nội bộ doanh nghiệp mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tư vấn soạn thảo quy chế nội bộ cho các doanh nghiệp

Tư vấn soạn thảo quy chế nội bộ cho các doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của văn bản pháp lý nội bộ doanh nghiệp

Quy chế nội bộ là tất cả các quy định và các văn bản có tính bắt buộc đối với từng doanh nghiệp, nhóm đối tượng hay từng lĩnh vực hoạt động cũng như hành vi cụ thể.

Trách nhiệm, quyền hạn, quy chế phối hợp giữa các bộ phận không rõ ràng, chồng chéo khiến bộ máy hoạt động không hiệu quả; các quy định về sử dụng tài chính, tài sản không được minh bạch có thể khiến thất thoát thu chi trong doanh nghiệp; các quy định về lao động, tiền lương, giờ giấc, an toàn lao động, chế độ đãi ngộ không được xây dựng đầy đủ chính là nguyên nhân làm phát sinh rất nhiều tranh chấp lao động… Có thể nói nếu cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp là “phần cứng” thì quy chế nội bộ chính là “phần mềm” của của tổ chức đấy, được xác định nhằm đảm bảo bộ máy doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả theo đúng định hướng chiến lược.

Các quy chế nội bộ thường thấy trong doanh nghiệp.

Các văn bản pháp lý trong doanh nghiệp hay các quy chế nội bộ doanh nghiệp thường thấy là: Quy chế quản trị nội bộ cho bộ máy lãnh đạo Công ty; Quy chế quản trị nhân sự: quy định về tuyển dụng lao động, đào tạo nhân sự; Quy chế quản lý tài chính; Quy chế quy định chế độ kiểm kê tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp; Quy chế tiền lương, tiền thưởng; Quy chế nâng lương, nâng bậc; Nội quy lao động, kỷ luật, khen thưởng của Công ty; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế bảo vệ bí mật nội bộ…

các văn bản pháp lý doanh nghiệp thường thấy

các văn bản pháp lý doanh nghiệp thường thấy.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động nội bộ doanh nghiệp

Tư vấn xây dựng, soạn thảo quy chế nội bộ doanh nghiệp.

Thứ nhất, quy trình tư vấn xây dựng, soạn thảo quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp

  • Nhận các tài liệu quy chế hiện có của doanh nghiệp cùng các hồ sơ liên quan.
  • Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và triển khai công việc.
  • Soạn thảo quy chế mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy chế cũ chưa phù hợp.
  • Gửi các dự thảo quy chế nội bộ để lãnh đạo doanh nghiệp cho ý kiến.
  • Tiếp nhận ý kiến đóng góp của phía doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết có thể họp bàn với doanh nghiệp để thống nhất.
  • Hoàn thiện các quy chế để Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu doanh nghiệp ký quyết định ban hành.

Thứ hai, kết quả xây dựng, tư vấn, soạn thảo quy chế nội bộ công ty khách hàng nhận được là quy chế đạt được các yêu cầu sau:

  • Quy chế được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Quy chế quản lý nội bộ đảm bảo tính minh bạch, chính xác, rõ ràng, đầy đủ.
  • Quy chế phù hợp với của pháp luật có liên quan và hướng bộ máy doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật và trên cơ sở các quy định pháp luật không cấm.
  • Các quy chế được ban hành có thể thực hiện ngay mà không cần thêm bất cứ  văn bản hướng dẫn hoặc giải thích chi tiết.

Nội dung dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý cho doanh nghiệp

Dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý

Dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý

Bộ văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp đó có thể chia thành các nhóm:

  • Các văn bản mang tính cơ chế quản lý nội bộ bao gồm: Điều lệ doanh nghiệp; Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, ban điều hành, ban kiểm soát; Quy chế tài chính doanh nghiệp; Quy chế bảo mật thông tin kinh doanh; Quy chế hoạt động của các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn hoặc quy chế hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

Ví dụ: Đối với việc soạn thảo Điều lệ

Điều lệ doanh nghiệp là một văn kiện đầu tiên và quan trọng nhất của tất cả các doanh nghiệp kể từ khi thành lập cho đến giai đoạn tồn tại, phát triển cũng như quá trình tạm dừng hoạt động doanh nghiệp. Mọi quy quy chế, quy ước, thỏa thuận của doanh nghiệp phát sinh đều phải lấy Điều lệ làm căn cứ và không được trái với điều lệ. Điều lệ doanh nghiệp đó là những điều khoản thỏa thuận của các chủ sở hữu doanh nghiệp về toàn bộ các vấn đề tổ chức điều hành, chia lợi nhuận cổ tức, tăng giảm vốn điều lệ….

Tùy vào đặc thù loại hình doanh nghiệp, khi soạn thảo các Doanh nghiệp cần đưa vào những nội dung quy định phù hợp; song căn cứ vào  quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ phải có những nội dung cơ bản  như: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có); Ngành, nghề kinh doanh; Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;…..

  • Các văn bản mang tính sự vụ, giải quyết các vụ việc phát sinh, ví dụ quyết định xử lý kỷ luật, quyết định sa thải, quyết định khen thưởng….

Quản lý doanh nghiệp hoặc bộ phận pháp chế doanh nghiệp phải rà, soát đánh giá được hầu hết các tình huống, sự vụ có thể diễn ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc xảy ra trong các quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, hoặc với các quan hệ phát sinh bên trong doanh nghiệp với các cá nhân tổ chức bên ngoài.

Khi xây dựng soạn thảo các văn bản mang tính sự vụ phải đòi hỏi nhanh, kịp thời, và đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Người xây dựng, soạn thảo trước hết phải nắm được nguyên nhân, quá trình xảy ra sự vụ; căn cứ vào nội quy chính sách của công ty để tham vấn hoặc xây dựng ra các quyết định vừa đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ, vừa có tính khuyến khích động viên khen thưởng hoặc là răn đe kỷ luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người lao động cũng như của  doanh nghiệp.

Việc sử dụng dịch vụ soạn thảo văn bản pháp lý nội bộ doanh nghiệp tại Văn Phòng Luật L24H là một công cụ hữu ích và thiết yếu giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp lý, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và nâng cao uy tín trên thị trường. Qua bài viết này, hy vọng rằng các doanh nghiệp đã nắm rõ hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng việc rà soát, soạn thảo văn bản pháp lý nội bộ doanh nghiệp, cũng như biết cách lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ luật sư uy tín và chuyên nghiệp. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, báo giá về dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900633716, hoặc email [email protected] để được hỗ trợ tư vấn kịp thời hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm về:

Scores: 5 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716