Hướng xử lý khi đang mang thai bị công ty sa thải, buộc thôi việc

Việc đang mang thai bị công ty sa thải là việc phổ biến xảy ra ở các công ty và với người lao động nữ đang mang thai. Vậy thực tế doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không, các tổ chức có quyền kết thúc hợp đồng trong những trường hợp nào, quy định pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải, thôi việc với phụ nữ mang thai thế nào. Các thông tin trên sẽ được tôi cung cấp cụ thể trong bài viết sau.

Bị công ty sa thải, buộc thôi việc khi mang thai

Bị công ty sa thải, buộc thôi việc khi mang thai

Quy định pháp luật bảo vệ đối với lao động nữ mang thai

  • Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 và làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
  • Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật).
  • Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
  • Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
  • Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Cơ sở pháp lý: Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm 2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

>>> Xem thêm: Mang bầu mấy tháng thì được hưởng chế độ thai sản

Tổ chức có được đơn phương chấm dứt hợp động đối với phụ nữ mang thai?

Pháp luật quy định người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Vậy nên, hành vi đơn phương chấm dứt hợp động với lao động nữ mang thai được xem là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019.

Xử phạt đối với việc sa thải, buộc thôi việc phụ nữ mang thai trái luật

Xử phạt đối với việc sa thải, buộc thôi việc trái luật

Xử phạt đối với việc sa thải, buộc thôi việc trái luật

Xử phạt hành chính

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:

  • Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: điểm i, điểm h Khoản 2 Điều 28  Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 01 năm 2022 về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Xử lý hình sự

Đối với hành vi vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác gây hậu quả nghiêm trọng có thể cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật theo Điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể

Cấu thành cơ bản được quy định như sau: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm khi thực hiện các hành vi:

  • Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
  • Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
  • Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

Hình phạt tăng nặng được quy định như sau: phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm khi thực hiện các hành vi:

  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
  • Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Xem thêm: Công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Khởi kiện quyết định sa thải phụ nữ có thai

Khởi kiện quyết định sa thải

Khởi kiện quyết định sa thải

Thành phần hồ sơ

Giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn khởi kiện.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như hợp đồng lao động, quyết định sa thải, buộc thôi việc từ tổ chức,…
  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản sao).
  • Sổ hộ khẩu (bản sao).
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).

Nội dung đơn khởi kiện:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Cơ sở pháp lý: khoản 4, khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Thủ tục khởi kiện

  • Người lao động mang thai làm và nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Người nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn, nộp trực tuyến hoặc nộp đơn qua đường bưu chính.
  • Tòa án sẽ Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí. nếu đơn đã hợp lệ
  • Sau khi nhận biên lai tạm ứng án phí, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.
  • Giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng.

Cơ sở pháp lý: Điều 189 – 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự

Luật sư tư vấn khởi kiện chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

  • Tư vấn về việc bảo vệ người lao động.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp người lao động với tổ chức.
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp người lao động với tổ chức.
  • Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện đối với người lao động.
  • Tư vấn chế độ lương và quyền lợi khác liên quan đến người lao động.khi có thai, khi nghỉ việc
  • Tư vấn giấy tờ cần chuẩn bị cho việc tranh chấp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động với tổ chức.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bảo vệ cho người lao động khi bị sa thải

Có thể thấy việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với phụ nữ đang mang thai là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nữ. Nếu nội dung bài viết chưa rõ hoặc Quý Khách hàng muốn tham khảo thêm từ luật sư Tư vấn Luật Lao động, vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 hoặc để được luật sư lao động hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.7 (35 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,845 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716