Có được xây nhà bịt cửa sổ nhà hàng xóm không?

Có được xây nhà bịt cửa sổ nhà hàng xóm hay không là vấn đề đang được quan tâm của nhiều hộ gia đình đã và đang chuẩn bị xây nhà ở. Việc xây nhà cần lưu ý khi nhà hàng xóm giáp ranh mở cửa sổ – phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về việc xây dựng và luật khác có liên quan. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về các quy định mới nhất của pháp luật để giải đáp thắc mắc khi xây nhà giáp ranh với nhà hàng xóm.

Có được xây nhà bịt cửa sổ hàng xóm không

Có được xây nhà bịt cửa sổ hàng xóm không

Quy định của pháp luật về việc xây nhà ở

Quy định mới nhất về việc cấp giấy phép xây dựng

Quy định chung về việc xây nhà ở

Các điều kiện cần đáp ứng khi khởi công xây nhà ở

Căn cứ Điều 107 Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về các điều kiện khởi công xây dựng công trình như sau:

  1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
  • Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
  • Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
  • Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;
  • Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn;
  • Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
  • Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
  1. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Căn cứ Điều 93 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi Luật Kiến trúc 2019 và Luật Xây dựng 2020, Điều kiện để cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ là:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật xây dựng 2014
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung 2020

Điều kiện mở cửa đi, cửa sổ

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 9411:2012) về Nhà ở liên kế – tiêu chuẩn thiết kế quy định về điều kiện mở cửa đi, cửa sổ tại Điều 6 như sau:

  • Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.
  • Trường hợp khu đất liền kề chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa này phải cách mặt sàn tối thiểu là 2,0 m. Tất cả các cửa này phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình liền kề được xây dựng.
  • Nếu dãy nhà ở liên kế tiếp giáp với khu đất công cộng như vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe, bãi trống hoặc các không gian công cộng không ảnh hưởng đến dãy nhà liên kế nói trên, cho phép mở cửa sổ cố định hoặc các bộ phận trang trí nhưng phải được cơ quan chức năng xem xét quyết định trong từng trường hợp.

Như vậy, để mở cửa đi, cửa sổ cần phải tuân theo các điều kiện về cửa đi, cửa sổ quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 9411:2012) được nêu bên trên.

Có được xây nhà bịt cửa sổ nhà hàng xóm không?

Việc xây nhà có được xây bịt cửa sổ nhà hàng sớm không thì cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về dân sự, luật đất đai, và luật khác có liên quan. Cụ thể như sau:

  • Căn cứ tại khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, ranh giới, kích thước, tuân thủ đúng quy định về bảo vệ công trình công cộng trong lòng đất và các quy định khác có liên quan.
  • Căn cứ tại khoản 5 Điều 170 Luật đất đai 2013: phải bảo vệ môi trường theo quy định và không gây tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khi xây dựng phải tuân thủ pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn, đúng độ cao cũng như khoảng cách được quy định và không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người xung quanh.
  • Cụ thể tại khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Nếu xây dựng nhà ở phải xin giấy phép xây dựng thì phải tuân thủ theo đúng nội dung xây dựng được ghi trong giấy phép xây dựng.

Như vậy, khi xây nhà mà làm tường chắn cửa sổ hàng xóm thì vẫn được xây tiếp nếu người xây nhà đã tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật nêu trên như việc phải xây nhà đúng phần ranh giới đất của mình, đảm bảo đủ an toàn và không được là tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người xung quanh.

>>> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: Xây nhà có được mở cửa sổ sang nhà hàng xóm không

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp với hàng xóm xây nhà

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp xây nhà

Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp xây nhà

Hòa giải

Hai bên cùng thương lượng tự thỏa thuận thống nhất với nhau về cách giải quyết, cụ thể như sau:

  • Nếu xác định được bản thân xây nhà đã xây bịt cửa sổ nhà hàng xóm có vi phạm pháp luật về xây dựng thì phải tháo gỡ, khắc phục công trình xây dựng đó do lỗi của mình.
  • Nếu nhà hàng xóm vi phạm pháp luật về việc xây dựng bít cửa sổ nhà của mình thì có thể thảo luận với nhà hàng xóm yêu cầu họ chỉnh lại kích thước, kết cấu hoặc tháo gỡ công trình xây dựng đó để khắc phục hậu quả gây ra đối với nhà của mình.

Như vậy, hai bên có thể tự thương lượng tiến hành hòa giải với nhau bằng cách khắc phục hậu quả cho đối phương do vấn đề vi phạm pháp luật xây dựng do mình gây ra.

Khởi kiện

Trường hợp nếu các bên không thỏa thuận được cách giải quyết thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân như sau:

  • Buộc bên vi phạm phải khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật
  • Yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại nếu việc xây nhà của đối phương xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có công trình nhà ở xảy ra tranh chấp (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Nếu trong trường hợp tranh chấp này có đương sự ở nước ngoài hoặc cần sự ủy thác cho cơ quan đại diện Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở xảy ra tranh chấp (căn cứ tại khoản 3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 37, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • CCCD/CMND của người khởi kiện
  • Chứng cứ chứng minh hành vi xây nhà của hàng xóm xâm phạm quyền lợi của người khởi kiện; thiệt hại của người khởi kiện (nếu có)

>>>Xem Thêm: Trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự

Tư vấn giải quyết tranh chấp khi xây dựng nhà ở

  • Tư vấn quy định của pháp luật về việc xây dựng nhà ở
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp mở cửa đi, cửa sổ trong xây dựng nhà ở
  • Tư vấn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp xây dựng nhà ở
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp xây dựng nhà ở
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ tài liệu liên quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện cho khách hàng khi xảy ra tranh chấp xây dựng nhà ở
  • Luật sư tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại Tòa án trong vụ án tranh chấp xây dựng nhà ở.

Qua bài viết trên Luật L24H đã giải đáp thắc mắc về việc có được xây nhà ở có được xây bịt cửa sổ nhà hàng xóm không. Nếu đảm bảo đúng các quy định pháp luật về xây dựng thì vẫn có thể xây nhà bịt cửa sổ của hàng xóm. Nếu quý khách có quan tâm đến vấn đề này cần luật sư tư vấn luật xây dựng vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn giải đáp trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716