Hướng dẫn trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng chuẩn nhất

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một quy trình gồm chuỗi các công việc, các giai đoạn mà nhà đầu tư cần phải thực hiện khi muốn hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng. Để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục khi muốn thực hiện một dự án đầu tư xây dựng thì bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin cũng như giải đáp thắc mắc của Quý đọc giả. Xin mời tham khảo.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Thế nào là dự án đầu tư xây dựng?

Căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020 thì ta có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.

Tham khảo thêm về: Dự án đầu tư là gì?

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng

Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020, cụ thể như sau:

  • Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
  • Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
  • Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của Luật này.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
  • Khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Các nguyên tắc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Các nguyên tắc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Theo Điều 50 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi 2020 thì quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm 3 giai đoạn, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

3 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
  • Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
  • Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

Cụ thể, tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP đã quy cụ thể từng giai đoạn trong quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

Ở giai đoạn này để chuẩn bị cho việc thực hiện một dự án cần thực hiện những công việc như:

  • Khảo sát xây dựng;
  • Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
  • Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
  • Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Các công việc ở giai đoạn thực hiện dự án gồm:

  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
  • Khảo sát xây dựng;
  • Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
  • Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
  • Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
  • Thi công xây dựng công trình;
  • Giám sát thi công xây dựng;
  • Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
  • Vận hành, chạy thử;
  • Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
  • Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.

Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

  • Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

Thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng

>>Xem thêm: Thủ tục bổ sung mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng

Thời gian thực hiện dự án

Trong quá trình thực hiện một dự án đầu tư thì căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của dự án mà người đầu tư quyết định việc thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án và cũng như tự xác định thời gian thực hiện, thời hạn kết thúc xây dựng và bàn giao dự án xây dựng.

Căn cứ Điều 44 Luật Đầu tư 2020:

  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Tư vấn hỗ trợ quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

  • Tư vấn pháp luật đầu tư và các pháp luật khác liên quan đến hoạt động đầu tư;
  • Soạn thảo văn bản, giám sát, theo dõi các trình tự, thủ tục, quá trình hoạt động của nhà đầu tư;
  • Tư vấn các cơ chế, ưu đãi miễn giảm, chính sách của nhà nước, nắm bắt tối đa các quyền lợi;
  • Tư vấn pháp lý, soạn thảo hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép, chuẩn bị hồ sơ cho các dự án; quản trị rủi ro, tham mưu, cố vấn cho nhà đầu tư…

Như vậy, khi thực hiện một dự án đầu tư xây dựng, nhà đầu tư cần biết và đáp ứng đủ các điều kiện, hồ sơ, thủ tục pháp lý theo quy định. Mặt khác, nhà đầu tư cần biết dự án đầu tư xây dựng của mình có thuộc diện được cấp phép hay không và được điều chỉnh bởi luật nào để từ đó xác định được các vấn đề cần phải giải quyết khi thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có vấn đề thắc mắc về dự án đầu tư xây dựng hoặc cần Luật sư tư vấn pháp lý xây dựng, đầu tư vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết nhất.

Scores: 4.7 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716