Chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là sự thỏa thuận giữa các bên có tính pháp lý về tình trạng công nợ trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao công nợ sẽ chuyển giao cho bên thứ ba, bên thứ ba phải chịu trách nhiệm về công nợ này.(người thế nghĩa vụ). Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về chuyển giao công nợ 3 bên
Quy định về chuyển giao công nợ cho bên thứ ba
Công nợ là gì?
Công nợ là các khoản nợ phải trả cho người bán sau khi đã nhận được các vật tư, công cụ, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng người mua vẫn chưa thanh toán. Công nợ là một loại nghĩa vụ dân sự mà các bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhau số tiền chưa thanh toán bao gồm các khoản công nợ phải thu và phải trả của một đơn vị, một tổ chức trong một giai đoạn cụ thể. Hay nói cách khác công nợ là toàn bộ các khoản như: các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, các khoản tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác.
Chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 về chuyển giao nghĩa vụ: Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Như vậy, chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là sự thoả thuận giữa bên chuyển giao với bên nhận chuyển giao (người thứ ba) trên cơ sở sự đồng ý của bên có quyền. Khi được chuyển giao công nợ thì bên nhận chuyển giao (bên thứ ba) có nghĩa vụ thanh toán công nợ.
Quy định về quyền của các bên chuyển giao công nợ
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển giao công nợ
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao
Khi chuyển giao công nợ phải có sự đồng ý của bên chấp nhận được chuyển giao. Nếu việc chuyển giao công nợ trái với ý muốn của bên thứ ba, trái đạo đức xã hội thì việc chuyển giao công nợ này có thể bị Toà án tuyên vô hiệu theo quy định pháp luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015
- Bên chuyển giao có nghĩa vụ thỏa thuận với bên nhận chuyển giao;
- Bên chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.
- Nếu bên chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 366 Bộ luật Dân sự mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
Quyền và nghĩa vụ của bên chấp nhận được chuyển giao (bên thứ ba)
Căn cứ khoản 2, Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Khi chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”
Như vậy, nghĩa vụ của bên chuyển giao về việc thanh toán công nợ, chịu trách nhiệm về việc thanh toán công nợ và các vấn đề khác có liên quan sẽ thuộc về bên chấp nhận được chuyển giao.
Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
(Điều 366 Bộ luật Dân sự 2015)
Bên nhận chuyển giao phải đồng ý thì bên chuyển giao mới được phép chuyển giao công nợ theo quy định Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ khoản 2, Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Khi chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ
Bên nhận chuyển giao c nghĩa vụ về việc thanh toán công nơ và các vấn đề khác có liên quan sau khi nhận chuyển giao và phải hoàn thành các công việc đó.
Mẫu biên bản xác nhận công nợ
>>>Click Tải: Mẫu biên bản xác nhận công nợ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
——————
………., ngày…tháng…năm….
BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ
– Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa;
– Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên;
– Căn cứ …………………………..…..
Hôm nay, ngày…. tháng……năm…. tại trụ sở Công ty …………………….……., chúng tôi gồm có:
Bên A: CÔNG TY………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..
Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………
Bên B: CÔNG TY………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………………….. Fax: ………………………………..
Đại diện: ………………………………………….. Chức vụ: ………………………………………
Cùng nhau xác nhận công nợ cụ thể như sau:
Công nợ đầu kỳ: ………………. đồng (Theo Biên bản số …….. ngày ……. tháng …. năm ….)
Số phát sinh trong kỳ:
STT | Tên sản phẩm | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
…. | |||||
Tổng: ……………………………………… |
Số tiền bên A đã thanh toán: ……………………….. đồng
Kết luận: Tính đến ngày ………tháng……..năm….. bên A còn nợ bên B số tiền là: ……………………..đồng (bằng chữ: …………….)
Biên bản này dược lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Mẫu biên bản bàn giao công nợ:
>>>Click Tải: Mẫu biên bản bàn giao công nợ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
——————
………., ngày…tháng…năm….
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG NỢ
Hôm nay, …..giờ….. ngày … tháng … năm …., tại địa chỉ …………………., chúng tôi gồm:
- ĐẠI DIỆN CÁC PHÒNG BAN CÓ LIÊN QUAN NHẬN BÀN GIAO
- Ông/bà:……………………….Chức vụ:……………………………………..
- Ông/bà:……………………….Chức vụ:……………………………………..
- Ông/bà:……………………….Chức vụ:……………………………………..
- NGƯỜI BÀN GIAO
Ông/bà:……………………….Chức vụ:……………………………………..
Đã cùng tiến hành bàn giao công nợ với nội dung như sau:
STT | Nội dung | Người nhận bàn giao | Ghi chú |
Biên bản bàn giao kết thúc vào hồi …. giờ ….. cùng ngày. Các bên tham gia cùng nhất trí với nội dung bàn giao trên.
Biên bản bàn giao này được lập thành … bản có giá trị pháp lý như nhau, người bàn giao giữ 01 bản, người nhận bàn giao giữ 01 bản, công ty ………… giữ 01 bản.
CHỮ KÝ NHỮNG NGƯỜI THAM GIA BUỔI BÀN GIAO
Luật sư tư vấn quy định chuyển giao công nợ cho bên thứ ba
Luật sư tư vấn chuyển giao công nợ
- Luật sư tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên khi chuyển giao công nợ cho bên thứ ba;
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ liên quan đến chuyển giao công nợ;
- Luật sư tranh tụng tham gia tại tòa khi được ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
- Tư vấn, soạn thảo hợp đồng có liên quan.
Chuyển giao công nợ là chuyển giao nghĩa vụ dân sự. Do đó, cần nắm rõ các quy định pháp luật về chuyển giao công nợ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về quyền và nghĩa vụ các bên trong chuyển giao công nợ, quy định, cần luật sư tư vấn luật dân sự vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.