Hành vi chửi bới người trong gia đình bị xử lý như thế nào?

Việc một người có hành vi chửi bới người trong gia đình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì có bị coi là vi phạm pháp luật hay không? mức phạt tiền, với hành vi này có bị xử lý về hình sự hay không? Để làm rõ các vấn đề này, Tôi xin gửi quý bạn đọc thông qua bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các nội dung vừa nêu trên, hướng xử lý khi có người nhà liên tục chửi bới người trong gia đình.

Xử phạt về hành vi chửi bới trong gia đình

Xử phạt về hành vi chửi bới trong gia đình

Chửi bới người trong gia đình có phạm tội không ?

Theo quy định của pháp luật thì nếu hành vi chửi bới xúc phạm nhân phẩm, danh dự người trong gia đình mang tính chất nghiêm trọng đủ yếu tố cấu hành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác. Với mức phạt tù cao nhất có thể lên tới 05 năm tù theo Điều 155 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2017). Còn trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Hình thức xử lý chửi bới người khác trong gia đình

Xử phạt vi phạm hành chính

Về mặt quy định, thì tùy vào mức độ, tính chất của hành vi…mà có thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sựsự. Cụ thể, căn cứ theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.

Theo đó, tùy vào mức độ và tính chất của hành vi chửi bới người khác có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

>>> Xem thêm: Bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào

Xử lý người chửi bới trong gia đình

Xử lý người chửi bới trong gia đình

Chửi bới, xúc phạm người trong gia đình bị tội gì

Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  quy định về tội làm nhục người khác như sau:

  • Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội nếu có hành vi chửi bới xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác trong gia đình ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định về tội làm nhục người khác.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định của Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người có hành vi Chửi bới người trong gia đình còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội gây rối trật tự công cộng với các khung hình phạt như sau:

Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, nếu người nào có hành vi chửi bới, xúc phạm người trong gia đình đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Làm nhục người khác hoặc tội Gây rối trật tự công cộng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Khi bị người trong gia đình chửi bới cần làm gì?

Tại Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Theo đó, mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm. Ngoài việc xử phạt hành chính và xử phạt trách nhiệm hình sự. Người có hành vi này còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị làm nhục (Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015)

Trong đó, theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm phải gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa là không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định theo khoản 2, Điều 592, Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có quyền nộp đơn tố giác về hành vi làm nhục người khác đến các cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố giác . Trường hợp bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.

Mặt khác, nếu không muốn người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Cơ sở pháp lý: Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), Điều 144 và 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại cho người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Luật sư hướng dẫn tố giác hành vi chửi bới người trong gia đình

Hướng dẫn tố giác hành vi chửi bởi người trong gia đình

Hướng dẫn tố giác hành vi chửi bởi người trong gia đình

Trên đây là những thông tin cần thiết tôi vừa trình bày về việc xử phạt hành vi chửi bới người trong gia đình. Để có thể căn cứ xử phạt hành vi này cần phải dựa vào tính chất nghiêm trọng của hành vi cấu thành tội phạm. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này hay còn câu hỏi khác liên quan đến vấn đề này, cần luật sư hôn nhân gia đình tư vấn trực tuyến miễn phí vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 hoặc để được tư vấn giải đáp kịp thời.

Scores: 5 (17 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716