Chủ nợ tự ý chiếm giữ tài sản của con nợ để cấn trừ nợ được không?

Chủ nợ tự ý chiếm giữ tài sản của con nợ để cấn trừ nợ khi con nợ để cấn trừ đi khoản vay là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay. Trong thực tế, trường hợp cho vay giữa những người thân quen thường không làm hợp đồng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm. Điều này dẫn đến khi con nợ (người vay) không trả nợ, chủ nợ (người cho vay) phải chiếm giữ tài sản của người vay để cấn trừ nợ. Dưới đây, dưới đây sẽ cung cấp và một số thông tin về đòi nợ đúng pháp luật khi người vay không có khả năng trả theo yêu cầu.

Chủ nợ tự ý chiếm giữ tài sản của con nợ để cấn trừ nợ

Chủ nợ tự ý chiếm giữ tài sản của con nợ để cấn trừ nợ

Quy định pháp luật về vay tài sản

Hợp đồng cho vay tài sản

Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, hợp đồng vay tài sản thể hiện đồng thuận giữa các bên về việc cho vay, giao tài sản và hoàn trả theo đúng thời hạn và nội dung nêu trong hợp đồng.

Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là tài sản theo quy định của pháp luật gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trên thực tế, đối tượng của hợp đồng cho vay thường là tiền.

Theo BLDS 2015, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, vì vậy hình thức của hợp đồng cho vay có thể là lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản mang bản chất là một loại hợp đồng đối ứng. Theo đó, về nguyên tắc thì quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Theo quy định tại Điều 465 BLDS 2015 thì nghĩa vụ của bên cho vay được quy định như sau:

  • Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không đảm đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
  • Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

Vậy, Bên cho vay tài sản có nghĩa vụ:

  • Giao tài sản đúng với tình trạng và số lượng trong hợp đồng mà hai bên giao kết.
  • Bồi thường thiệt hại nếu tài sản không đúng như chất lượng, số lượng đã thoả thuận
  • Không được đòi lại tài sản đang cho vay trước hạn nếu không có sự đồng ý của bên vay.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 466 BLDS 2015 thì nghĩa vụ trả nợ của bên vay được quy định như sau:

Thứ nhất, Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ hai, trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Thứ ba, địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ tư, trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thứ năm, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vậy, nghĩa vụ của bên vay là phải hoàn trả lại tài sản đã vay khi đến hạn như đúng thoả thuận của hai bên trong hợp đồng cho vay.

  • Trường hợp tài sản là tiền, bên vay phải hoàn trả tiền cho bên cho vay kèm theo lãi suất
  • Trường hợp tài sản là vật, bên vay phải đảm bảo đúng số lượng và chất lượng.

Chủ nợ không đòi được nợ có thể lấy tài sản của người vay để cấn trừ nợ không?

Theo quy định pháp luật, người không phải chủ sở hữu chỉ có thể chiếm hữu, định đoạt tài sản khi có sự đồng ý hay uỷ quyền từ chủ sở hữu. Do đó, chủ nợ tự ý chiếm giữ tài sản trong trường hợp này là xâm phạm quyền sở hữu của người vay và trái hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Do đó, các giao dịch của chủ nợ để xử lý tài sản với bên thứ ba có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi có yêu cầu của bên vay.

Lưu ý, trường hợp ngoại lệ là đối với hợp đồng cho vay có thế chấp tài sản mà bên vay có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp là cho phép bên nhận thế chấp được nhận tài sản đó hoặc thanh lý để cấn trừ nợ.

Cơ sở pháp lý: Tiểu mục 3, Mục 3 Chương XV Bộ luật Dân sự 2015, Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.

Tự ý chiếm giữ tài sản của người khác để siết nợ có phạm tội không?

Siết nợ có vi phạm pháp luật không

Siết nợ có vi phạm pháp luật không

Thông thường, khi chiếm giữ tài sản, chủ nợ thường phải thực hiện một số biện pháp kèm theo như đe doạ, dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của con nợ thì mới lấy được tài sản hoặc giấy tờ sở hữu về tài sản trừ trường hợp cho vay thế chấp. Những hành vi này trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người vay, chính vì vậy tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà người cho vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các tội sau:

  • Một là Tội Cướp tài sản được quy định tại Điều 168 BLHS 2015. Theo đó, hành vi khách quan của tội danh này là hành vi chiếm đoạt bằng các thủ đoạn được điều luật mô tả như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt là hành vi mong muốn dịch chuyển tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
  • Hai là Tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 BLHS 2015. Theo đó, hành vi khách quan của tội danh này là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị tấn công cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có khoảng cách nhất định về thời gian. Còn hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội như đe dọa huỷ hoại tài sản, tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức, loan tin về đời tư…của người bị đe dọa.

Có thể thấy chủ nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản hoặc tội cưỡng đoạt tài sản khi trong quá trình siết nợ, người này có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay dùng các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần đối với con nợ để lấy tài sản. Chính vì vậy, để tránh có hành vi vi phạm pháp luật thì dù người vay có không trả nợ người cho vay cũng không nên “siết nợ”  hay lấy tài sản để trừ nợ dưới bất kỳ hình thức nào.

Phải làm gì khi người vay không trả nợ theo yêu cầu

Đòi nợ hợp pháp như thế nào

Đòi nợ hợp pháp như thế nào

Nếu không được siết nợ để đòi lại tài sản trong trường hợp vay tín chấp, thì phải làm sao để đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ trong trường hợp con nợ không trả lại tài sản như đã thoả thuận?

Trường hợp này người cho vay có thể đòi nợ đúng pháp luật bằng cách làm đơn khởi kiện người vay tại Toà án để đòi lại tài sản, khi này người cho vay cũng có thể yêu cầu trả lãi cho số tiền mà người vay không trả, trả chậm. Trong quá trình này người cho vay cũng phải chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Người cho vay có thể thu thập chứng cứ từ các nguồn theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử,

Sau khi xem xét các hồ sơ và chứng cứ, Tòa án có thể ban hành bản án, quyết định để giúp người cho vay đòi tài sản của mình. Trong trường hợp đã có bản án, quyết định của toà án nhưng người vay tiền vẫn không chịu trả thì người vay có thể đến cơ quan thi hành án và yêu cầu tiến hành thi hành án. Khi này, cơ quan thi hành án sẽ xác định tài sản của người vay tiền để thực hiện các biện pháp cưỡng chế hoặc phong tỏa tài sản để thu hồi lại khoản vay cho chủ nợ.

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản qua hợp đồng vay tiền

Dịch vụ luật sư tư vấn đòi nợ đúng pháp luật

Tóm lại, về nguyên tắc chủ nợ không được đòi nợ bằng cách siết nợ, lấy tài sản trừ nợ. Để lấy lại tài sản một cách hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật, tham khảo một số dịch vụ tại Luật L24H:

  • Tư vấn quy định pháp luật liên quan đến khởi kiện đòi tài sản;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, nộp hồ sơ khởi kiện;
  • Tư vấn án phí và lệ phí khi giải quyết tranh chấp kiện đòi tài sản;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Toà án, tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi cho đương sự;
  • Hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án;
  • Hỗ trợ các thủ tục khác liên quan đến khởi kiện đòi tài sản.

Như vậy, về nguyên tắc thì chủ nợ không nên tự ý chiếm giữ tài sản của con nợ để cấn trừ nợ vay. Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về việc vay tiền không trả, thủ tục để có thể đòi lại tiền. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn luật cho vay tiền cá nhân, thuê luật sư khởi kiện đòi nợ tiền vay hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.633716 để được hỗ trợ và tư vấn luật kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 4.5 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716