Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà lấn đất, tư vấn hòa giải, khởi kiện

Cách xử lý khi hàng xóm xây nhà xâm lấn đất được quy định tại Luật Đất đai và các văn bản pháp lý liên quan khác. Trên thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp về việc hàng xóm thi công nhà ở lấn sang phần đất đai của chủ bất động sản liền kề. Pháp luật nghiêm cấm đối với hành vi trái phép này. Vậy, khi gặp trường hợp trên, cách xử lý để không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây.

Hàng xóm xây nhà lấn đất.

Hàng xóm xây nhà lấn đất.

Như thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Về hành vi lấn, chiếm đất đai được quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP cụ thể như sau: Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp.
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Vậy hành vi lấn chiếm đất đai là những hành vi bị cấm tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013, hành vi này được quy định cụ thể hơn tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như trên. Nếu vi phạm vào điều một trong các hành vi đã được chúng tôi đề cập trên sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ của pháp luật.

Cách xử lý khi bị hàng xóm xây nhà lấn đất

Hòa giải

Có nhiều phương án khác nhau để giải quyết tranh chấp đối với yêu cầu đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, hồ sơ vụ việc và sự hợp tác của các bên liên quan, bạn có thể lựa chọn các cách giải quyết khác nhau.

Thứ nhất, thương lượng và yêu cầu hàng xóm thực hiện việc tháo dỡ phần công trình đã xây dựng;

  • Để tránh các thủ tục pháp lý phức tạp thì sẽ ưu tiên việc thương lượng tự giải quyết giữa các bên. Tuy nhiên, nếu thương lượng không thể thống nhất được giải pháp thì các bên tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã.

Thứ hai, hòa giải tại UBND cấp xã.

  • Đây được coi là một bước bắt buộc trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp đất đai. Trước khi khởi kiện thì đương sự phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu trực tiếp gửi đơn khởi kiện đến Tòa án mà không thực hiện thủ tục này, Tòa sẽ không thụ lý giải quyết vụ việc vì không đủ điều kiện khởi kiện.

CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013.

>> Tham khảo thêm : Tranh chấp đất đai có buộc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn

Khởi kiện

Sau khi thương lượng và hòa giải mà vẫn không thể thống nhất được ý chí giữa các bên thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu xử lý.

Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  1. Đơn khởi kiện theo theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.
  2. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm:
  • Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người khởi kiện, người bị kiện;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ tài liệu khác chứng minh yêu cầu khởi kiện (nếu có).

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện thì căn cứ theo quy định từ Điều 190 đến Điều 315 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục khởi kiện thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền thông qua các phương thức:

  • Trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua đường bưu chính (bưu điện);
  • Gửi qua Cổng dịch vụ Công Quốc gia.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện

  • Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
  • Nếu gửi trực tuyến thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

Bước 3: Thụ lý và thông báo việc thụ lý.

  • Khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, Thẩm phán sẽ ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự,
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và mở phiên tòa sơ thẩm

  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm.

Bước 6: Thực hiện phúc thẩm vụ án nếu có kháng cáo, kháng nghị.

Hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị xử phạt như thế nào?

Về cách xử lý đối với hành vi lấn chiếm đất đai được quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp vi phạm bị xử phạt bao gồm:

Thứ nhất là trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Thứ hai là trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Thứ ba là trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Thứ tư là trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Thứ năm là trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hoặc xử phạt theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015, như sau:

Thứ nhất, người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hành vi của người vi phạm lấn chiếm đất đai sẽ được xử phạt theo vi phạm hành chính hay thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi lấn chiếm đất đai.

Hành vi lấn chiếm đất đai.

Phần đất bị lấn chiếm đã xây nhà thì có đòi lại được không?

Nếu phần đất của bạn bị lấn chiếm và người lấn chiếm phần đất đó đã xây nhà và bạn có chứng cứ rằng đất đó là thuộc sở hữu của bạn thì bạn vẫn có quyền đòi lại phần diện tích đất bị chiếm. Việc cấp sổ đỏ cho hàng xóm không tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì vẫn có thể bị hủy bỏ. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng cứ để chứng minh quyền sở hữu phần đất đó là của bạn. Có thể bao gồm các tài liệu liên quan đến giấy tờ sở hữu đất, hợp đồng mua bán đất,..và bất kỳ thông tin nào khác có thể chứng minh.

Các cách đòi lại phần đất bị chiếm, như sau:

  • Đàm phán, thương lượng.
  • Hòa giải tranh chấp.
  • Khởi kiện tranh chấp đất đai.

 Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi lại đất bị lấn chiếm

Tư vấn thủ tục khởi kiện đất đai

 Tư vấn thủ tục khởi kiện đất đai.

Luật sư tư vấn là người am hiểu pháp luật đất đai sẽ trực tiếp tham vấn và hướng dẫn giải quyết các trường hợp của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chuyên nghiệp nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích cho khách hàng.

Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

Như vậy, hàng xóm xây nhà lấn chiếm đất là một hành vi mà pháp luật nghiêm cấm, nếu cố tình sai phạm thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định xử phạt của pháp luật. Có hai phương án xử lý chính cho vấn đề này: thứ nhất là hòa giải; thứ hai là khởi kiện lên các cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc. Nếu có những vấn đề thắc mắc hoặc cần được Luật sư đất đai tư vấn kỹ hơn hoặc tìm dịch vụ luật sư hỗ trợ tư vấn tranh chấp đất đai xin hãy liên hệ qua hotline 1900633716 để được các Luật sư có chuyên môn của Luật L24H tư vấn hỗ trợ kịp thời miễn phí.

Scores: 4.8 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716