Cách chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh chung là vấn đề đáng lưu tâm bởi các thành viên trong công ty hoặc những chủ thể muốn hợp tác, góp vốn để kinh doanh chung. Việc chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh chung phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc và quy định của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh chung.
Phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh chung
Nguyên tắc phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh
Phân chia theo thỏa thuận
Theo điểm l khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh là một trong những nội dung được quy định trong Điều lệ công ty.
Theo khoản 1 Điều 24, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Có thể kết luận, Điều lệ công ty chính là một văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và các nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty.
Từ đó, có thể hiểu rằng, ngay từ khi thành lập công ty thì các thành viên sẽ tự thỏa thuận với nhau về nguyên tắc phân chia lợi nhuận và ghi vào Điều lệ công ty. Trong quá trình hoạt động, nếu nguyên tắc phân chia lợi nhuận đó không còn phù hợp thì có thể thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty về vấn đề này. Trường hợp có các thành viên khác góp vốn vào thì việc phân chia lợi nhuận có thể được thỏa thuận thông qua hợp đồng hoặc biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh.
Phân chia theo tỷ lệ phần trăm vốn góp
Phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp
Ngoài phương thức phân chia theo thỏa thuận, tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn quy định: Thành viên công ty được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Việc phân chia lợi nhuận sẽ dựa trên số vốn góp của từng thành viên theo tỷ lệ phần trăm. Do đó, số vốn góp của thành viên công ty càng nhiều thì phần lợi nhuận nhận được cũng sẽ nhiều hơn so với các thành viên có số vốn góp ít hơn.
>>> Xem thêm: Hình thức phân chia lợi nhuận theo hợp đồng bcc
Điều kiện để chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh
Theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty chỉ được phân chia lợi nhuận khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
- Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.
Thực hiện việc phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh
Quyết định phân chia lợi nhuận
Thống nhất phương án phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh
Theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận. Sau đó, Hội đồng thành viên sẽ căn cứ vào Điều lệ, báo cáo tài chính của công ty để tiến hành biểu quyết nhằm thông qua phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận. Cuối cùng, Hội đồng thành viên đưa ra quyết định phân chia lợi nhuận.
Thu hồi lợi nhuận đã chia
Theo Điều 70 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trường hợp chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định của pháp luật thì các thành viên công ty phải:
- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận;
- Liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.
>>> Xem thêm: Cách tính cổ phần góp vốn phân chia lợi nhuận cho cổ đông
Tư vấn việc phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh chung
- Tư vấn các hình thức phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh
- Đại diện khách hàng tham gia các buổi thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng.
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ góp vốn
- Tư vấn các điều khoản phân chia lợi nhuận.
- Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn;
- Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng
- Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.
- Các công việc liên quan khác.
>>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh
Việc phân chia lợi nhuận khi góp vốn kinh doanh chung được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp hiện hành. Quý bạn đọc cần nắm rõ những kiến thức pháp luật nhằm tránh những rủi ro không đáng có, cũng như bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tiến hành góp vốn kinh doanh. Trong quá trình tìm hiểu, nếu còn gì thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn hợp đồng phản hồi nhanh nhất. Xin cảm ơn!