Tư vấn tổ chức hoạt động doanh nghiệp hậu M&A

Tư vấn tổ chức hoạt động doanh nghiệp hậu M&A là một vấn đề hết sức quan trọng khi mà hoạt động M&A diễn ra ngày càng sôi động trên thị trường Việt Nam. Mới Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để được tư vấn về vấn đề trên cũng như các quy định pháp luật liên quan đến quy trình M&A.

Tổ chức hoạt động doanh nghiệp hậu M&A

Tổ chức hoạt động doanh nghiệp hậu M&A

Hậu M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm M&A. Do đó, M&A được hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Căn cứ pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bài toán đặt ra với bên thâu tóm về việc không để M&A đổ vỡ. Các thử thách của bên mua trong giai đoạn này thường là các bất ổn về nhân sự, thay đổi trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về văn hoá doanh nghiệp…

Vấn đề tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp hậu M&A

Kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Trong giao dịch M&A, ở phương thức mua tài sản, bên mua không kế thừa bất kỳ quyền cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm nào của bên bán đối với tài sản được mua bán. Ngược lại, trong giao dịch mua cổ phần, bên mua bên cạnh việc kế thừa các quyền sở hữu giấy tờ con, giấy phép, cùng với một số quyền mà doanh nghiệp mục tiêu có được, thì cũng phải kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty mục tiêu từ bên bán, tương đương với tỷ lệ cổ phần được mua bán.

Nghĩa vụ, trách nhiệm này có thể là nghĩa vụ với đối tác trong các hợp đồng mà công ty mục tiêu đã ký kết, nghĩa vụ đối với người lao động trong thỏa ước lao động tập thể, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước hoặc trách nhiệm đã phát sinh hay đang tiềm tàng từ hành vi vi phạm pháp luật của công ty mục tiêu.

Do vậy, sau khi tiến hành M&A, bên mua cần xác định rõ các quyền được hưởng. Đối với các nghĩa vụ mà bên mua phải kế thừa, trường hợp bên bán chỉ bán một phần cổ phần cho bên mua và vẫn còn là một cổ đông của công ty sau thời điểm hoàn tất thì bên mua có thể yêu cầu bên bán phải xử lý dứt điểm một số vấn đề mà bên mua phát hiện ra được trong quá trình soát xét pháp lý mà vì một số lý do vấn đề đó chưa được xử lý trước thời điểm hoàn tất. Yêu cầu này giúp bên mua giảm bớt gánh nặng về việc kế thừa nghĩa vụ.

Tổ chức nhân sự

Vấn đề về nhân sự

Vấn đề về nhân sự

Ở giai đoạn hậu M&A, doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động của các người lao động hiện hữu. Theo đó, doanh nghiệp có hai xu hướng là sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn lao động sẵn có hoặc phải cắt giảm bớt nguồn lao động, tùy theo tình hình doanh nghiệp sau khi M&A.

Theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định, các doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch M&A thì phải sử dụng nguồn lao động hiện có. Trong trường hợp người sử dụng lao động kế tiếp sử dụng hết số lao động hiện có thì người sử dụng lao động có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động sao cho phù hợp với tình hình công việc và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sự đồng ý của người lao động về việc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Trường hợp, doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn lao động có sẵn, buộc phải cắt giảm bớt số lượng người lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải tiến hành xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động.

Nội dung của phương án phải đưa ra danh sách, số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng; đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; nghỉ hưu; chuyển sang làm việc không trọn thời gian. Số lượng người lao động còn lại mà phải cắt giảm, hoặc người lao động không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng khi doanh nghiệp M&A, thì người sử dụng lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Khi này, người sử dụng lao động phải tính toán trợ cấp mất việc cho những người lao động bị mất việc làm sau M&A.

>>>Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất

Quản lý doanh nghiệp

Vấn đề về quản lý doanh nghiệp

Vấn đề về quản lý doanh nghiệp

Giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là bài toán đặt ra với các bên trong giao dịch M&A về việc không để M&A đổ vỡ. Thử thách đầu tiên trong giai đoạn này thường là bất đồng trong chính sách quản lý.

  • Người quản lý

Sau M&A, các bên muốn nắm quyền kiểm soát và điều hành nhiều hơn, thông qua việc cử người giữ các chức vụ quản lý trong công ty, thường là vị trí giám đốc hoặc thành viên/chủ tịch của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên. Theo đó, các bên thông qua thỏa thuận cổ đông, thống nhất bên nào được đề cử thành viên hội đồng quản trị và tổng giám đốc.

Khác với vị trí thành viên của hội đồng quản trị là do các cổ đông trực tiếp bầu, thì chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc do hội đồng quản trị bầu. Do vậy, các bên luôn cố gắng đảm bảo rằng người của mình sẽ nắm giữ các chức vụ quan trọng như chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc để nắm được nhiều quyền liên quan đến việc đưa ra các quyết định hơn.

  • Chính sách quản trị

Các chính sách quản trị thường tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh cũng như hướng phát triển của doanh nghiệp. Các bên thường muốn mình nắm nhiều quyền biểu quyết để đưa ra các chính sách quản lý theo xu hướng của mình. Điều này làm phát sinh các tranh chấp giữa các bên trong việc đưa ra các chính sách cũng như thực hiện chính sách.

Các tranh chấp này càng lớn thì ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận hành doanh nghiệp khi hiện tượng người quản lý vì lợi ích nhóm mà đưa ra các chính sách hoặc cản trở việc thực hiện chính sách, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các bên nên cân bằng cán cân quyền lực, gia tăng kiểm sát hoạt động của người điều hành, cùng với đó là giảm việc tranh chấp nội bộ thông qua thỏa thuận cổ đông làm dịu sự cạnh tranh lợi ích giữa các thành viên với nhau.

Các vấn đề khác

Việc rà soát lại các cam đoan, cam kết của bên bán để tránh rủi ro cũng là điều hết sức quan trọng. Hay việc thay đổi chính sách nội bộ công ty phù hợp như điều lệ công ty hoặc thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh, thủ tục xin giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các thủ tục khác liên quan trong từng giao dịch cụ thể để phù hợp định hướng cũng cần được chú tâm khi thực hiện giao dịch M&A.

Luật sư tư vấn tổ chức hoạt động doanh nghiệp M&A

  • Tư vấn các quy định pháp luật về hậu M&A.
  • Đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc liên quan.
  • Hướng dẫn tổ chức hoạt động doanh nghiệp hậu M&A.

Nước ta hiện nay, sức hấp dẫn của hoạt động M&A ngày càng lan tỏa. Tuy nhiên, đi kèm theo nó là rất nhiều rủi ro kể cả khi tới giai đoạn hậu M&A. Vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ kiến thức của quy trình này, nếu Quý bạn đọc còn có thắc mắc có thể  liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected] để được các Luật sư doanh nghiệp chuyên M&A tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716